CHƯƠNG III
Buổi sáng Chủ nhật.
Uyên cùng Hùng đã có mặt tại sân trường từ sáng tinh mơ. Làng xóm như rộn lên bởi những ánh đèn thắp sớm. Trên những lối cỏ ướt, lác đác những bước chân nhỏ nhắn, ngái ngủ của những chú bé học trò. Chúng tươi vui, hăng hái như chưa bao giờ được hăng hái. Lần đầu tiên, chúng được giao phó cho một trách vụ quan trọng và thực tế. Chúng không biết công việc như thế nào bởi nếu có đập phá cả trường học mà dựng lại thì chúng vẫn làm xong như thường. Những bàn tay non và rắn chắc đó phần đông cũng đã hơn một lần dựng cột, lợp nhà. Vì vậy, hôm nay chúng đến trường không một chút ngại ngần. Đó là những người khách thứ nhất của Uyên và Hùng. Sau đó, các vị giáo viên mới lục đục đến, người đầu tiên là thầy Mạnh… Uyên và Hùng tập trung học sinh lại một phía sân trường để chờ dân chúng đem vật liệu đến. Chiều hôm qua, sau giờ đồng áng, họ đã sẵn sàng tre, tranh, lạt, giờ đây họ đem đến là bắt tay vào việc. Giữa khi chờ đợi, mọi người đều ngồi xuống sân khao khao hội chuyện.
Mặt trời ửng hồng ở chân trời. Sương hạ thấp xuống la đà trên ngọn cỏ. Trời quang đãng. Trên cao, vầng trăng sớm còn nhạt trên nền trời xanh biếc.
- A… A hoan hô…
Tụi học trò reo vang. Uyên đang cắm cúi trên sổ tay, vội ngẩng lên. Đằng kia, một phụ huynh đã mang lưỡi rìu, đục, cưa đến. Chiếc nón lá nách ngang người vòng thêm một bó lạt. Hùng chạy vội ra đón. Cô Liên rút sổ ra ghi tên và kiểm kê vật liệu…
Uyên và Hùng cười tươi. Kết quả đầu tiên làm Uyên phấn khởi. Nàng chờ đợi. Hùng chờ đợi. Học sinh chờ đợi. Dần dần mọi người đến càng lúc càng đông. Vật liệu, tre nứa lẫn lộn tiếng cười tiếng nói. Các học sinh bấy giờ mới được phép túa vào lớp học khiêng bàn khiêng ghế ra sân, như một đàn ong vỡ tổ. Bầu không khí buổi sáng bị khua động tưng bừng. Uyên ríu rít lăng xăng, giúp chỗ này một tay, giúp em kia khiêng cái ghế. Nàng quên mất lời nói và ánh mắt hăm dọa bực tức của Sĩ.
- Thưa cô, có người ở trên quận muốn gặp cô…
Uyên quay lại. Đứa học trò chỉ ra cổng. Uyên vẫn không thấy gì. Nàng bước ra. Mọi con mắt túa nhìn Uyên. Một học sinh, năm học sinh. Một nhóm, rồi nhóm kia. Và tất cả hoạt động bỗng ngưng lại. Hùng đứng đầu sân cũng ngạc nhiên nhìn tìm kiếm. Thấy Uyên hướng về phía cổng, Hùng chạy vội theo. Nhiều tiếng lao xao, và im bặt. Có vị phụ huynh đã nhận ra đó là người ở quận. Họ lễ phép chào Uyên ; Uyên nóng nảy:
- Các ông đến tìm tôi có việc gì?
Người lớn tuổi nhất nhỏ nhẹ xin lỗi Uyên, móc trong cái cặp hồ sơ ra một tờ giấy có đóng dấu đỏ rồi bảo Uyên:
- Cô là Thái thị Phương Uyên. Chúng tôi có lệnh đòi cô cùng các giáo viên ở đây lên quận.
Vừa lúc đó Hùng trờ tới cùng các giáo viên khác. Họ xúm quanh đọc tài liệu.
Thầy Mạnh kêu lên trước tiên:
- Chúng tôi có làm gì bất hợp pháp đâu mà các ông đòi?
Người kia lắc đầu:
- Chúng tôi không biết. Đây là lệnh trên.
Uyên cao giọng:
- Như các ông thấy đó, chúng tôi đang dở dang công việc. Công tác làm trường của chúng tôi chỉ mới bắt đầu. Nếu chúng tôi đi, ai ở lại coi sóc công việc?
Người kia gật gù:
- Làm trường. Sao lạ kìa… Đây là lệnh gấp. Cả công việc kia xin cô đình hoãn cho, chờ trên quận giải quyết.
Hùng kêu lên:
- Chúng tôi tốn bao nhiêu công lao mới được như ngày nay, làm sao chúng tôi dừng lại nửa chừng được? Vả lại hôm nay là ngày chủ nhật… Các ông không có quyền.
Người kia cười nhạt:
- Nếu vậy xin ông và cô cho coi giấy phép được tụ tập người ở đây.
Uyên lúng túng:
- Tôi không có… Tôi thiết tưởng đây là công tác xã hội phạm vi nhà trường.
- Cô cho xem giấy phép của ông Hiệu Trưởng.
- Chúng tôi có một phiên họp, và ông Hiệu Trưởng đã đồng ý.
Thầy Nhơn xen vào:
- Chính ông Hiệu Trưởng cho phép. Vả lại đây là công việc nội bộ của trường chúng tôi.
Người kia mỉm cười:
- Thiệt tình tôi chi làm theo chỉ thị của ông Quận. Nhưng nếu các ông đưa lý lẽ thì tôi tạm xin nói rõ là nếu các ông xem như là một công tác không đáng kể ở nhà trường thì phải có giấy phép của ông Hiệu Trưởng và nhất là chỉ lẩn quẩn trong phạm vi học sinh chứ không được lôi kéo cả dân chúng...
- Nhưng dân chúng là phụ huynh học sinh. Họ đến mà không chịu một áp lực nào...
- Thì tôi đã nói, phụ huynh là dân chúng xã ấp. Một số người đông tụ tập như vậy là phải có giấy phép. Không phải tôi làm khó dễ chi, nhưng đó là luật. Các ông bà chịu phiền. Đây là vấn đề an ninh quan trọng chứ không phải chuyện chơi. Làng ấp ở những nơi xa xôi như đây phải chịu sự kiểm soát chu đáo.
Uyên đưa mắt nhìn Hùng. Chàng lắc đầu chắc lưỡi:
- Tại mình tắc trách quá…Cứ nghĩ là làm việc đàng hoàng thì không ngại gì hết. Bây giờ mới biết…
Thầy Mạnh cũng lắc đầu:
- Tui lớn đầu mà cũng không nhớ mấy thứ thủ tục hành chánh đó… Bây giờ mệt rồi đây…
Những phụ huynh học sinh nhìn thấy hết, họ sợ hãi, không hiểu chuyện gì đã xảy ra. Họ chờ đợi đám giáo viên cho biết mọi sự. Người kia giục:
- Chuyện mời các thầy không đơn giản như vậy đâu, hình như có dính líu gì đến vấn đề an ninh...
Hùng, Uyên, mọi người đều giật nảy minh. Uyên than thầm:
- Họa mô đến mà cứ nhè lúc mình có công chuyện là đến.
Nàng đưa mắt nhìn quanh một vòng. Từ khuôn mặt lo âu của các em học sinh đến những đôi mắt băn khoăn của các phụ huynh. Uyên nhìn những đống tre, nứa, lạt, búa rìu, cưa, gỗ nằm co ro trơ trẽn một cách buồn phiền. Bỗng dưng Uyên thấy mình như muốn mềm lả trong cơn chán nản đến cùng cực. Uyên đi thật nhanh đến chỗ mọi người đang đứng. Hùng cũng tất tả bước theo, lôi kéo đàng sau những giáo viên và mấy người kia. Cơn uất nghẹn chận ngang cổ họng. Gió mùa đông như lạnh tận xương tủy, làm đôi môi khô se trên cái miệng mím chặt. Uyên cố kềm hãm hai giòng lệ. Chờ, thấy Uyên không nói gì, Hùng thay nàng lên tiếng:
- Thưa các bác, việc làm của chúng ta hôm nay gặp một rủi ro bất ngờ nên đành hoãn lại. Nhà trường rất lấy làm cảm ơn quý phụ huynh… và mong rằng không vì những rủi ro hôm nay mà ngôi trường không hoàn tất được… Nếu không có gì trở ngại, chắc tuần sau chúng ta tiếp tục. Bây giờ các em học sinh có thể giúp khiêng các vật liệu này cất ở chái hiên đằng kia đề phòng nắng mưa bất chợt…
- Chúng tôi tự làm được mà… Mấy thấy cô mắc việc chi cứ đi đi, tụi tui cứ việc lợp tranh dựng cột…
Những tiếng lao xao phụ họa nổi lên rầm rĩ. Người lớn tuổi khèo tay Hùng nói nhỏ :
- Để họ tụ tập đông đảo rủi có chuyện chi mất công lắm... Thầy liệu liệu cho họ giải tán, khi mô có phép ở quận thì làm cũng không hề chi mà...
Hùng gật đầu, chàng nói:
- Cám ơn các bác. Nhưng vì chuyện bất khả kháng… Chắc không lâu đâu… Các bác rán chờ…
Mọi người xầm xì bàn tán, rồi dần dần tản mác. Vài em học sinh rụt rè lảng vảng ở cạnh các thầy cô, nhưng cũng không dám hỏi han gì.
Từng bước chân bước ra khỏi cổng trường là từng bước đưa Uyên đến chỗ thất vọng. Nàng thẫn thờ bước theo chân những người của quận.
- Đừng buồn nữa Uyên. Tôi chắc là sẽ không có chuyện gì đâu. Chắc ai xấu miệng phao tin thất thiệt ở quận đó.
Uyên lắc đầu:
- Công lao của mọi người đổ sông đổ biển hết rồi anh Hùng ơi.
Hùng cố trấn an Uyên:
- Uyên chớ nói vậy. Còn nước còn tát chớ. Người ta hơn nhau ở lòng can đảm, chí nhẫn nại và thật tâm muốn làm việc. Mới khó khăn một tí mà Uyên đã chán rồi ư?
Uyên gật gật đầu:
- Uyên cố gắng…
Uyên cùng Hùng đã có mặt tại sân trường từ sáng tinh mơ. Làng xóm như rộn lên bởi những ánh đèn thắp sớm. Trên những lối cỏ ướt, lác đác những bước chân nhỏ nhắn, ngái ngủ của những chú bé học trò. Chúng tươi vui, hăng hái như chưa bao giờ được hăng hái. Lần đầu tiên, chúng được giao phó cho một trách vụ quan trọng và thực tế. Chúng không biết công việc như thế nào bởi nếu có đập phá cả trường học mà dựng lại thì chúng vẫn làm xong như thường. Những bàn tay non và rắn chắc đó phần đông cũng đã hơn một lần dựng cột, lợp nhà. Vì vậy, hôm nay chúng đến trường không một chút ngại ngần. Đó là những người khách thứ nhất của Uyên và Hùng. Sau đó, các vị giáo viên mới lục đục đến, người đầu tiên là thầy Mạnh… Uyên và Hùng tập trung học sinh lại một phía sân trường để chờ dân chúng đem vật liệu đến. Chiều hôm qua, sau giờ đồng áng, họ đã sẵn sàng tre, tranh, lạt, giờ đây họ đem đến là bắt tay vào việc. Giữa khi chờ đợi, mọi người đều ngồi xuống sân khao khao hội chuyện.
Mặt trời ửng hồng ở chân trời. Sương hạ thấp xuống la đà trên ngọn cỏ. Trời quang đãng. Trên cao, vầng trăng sớm còn nhạt trên nền trời xanh biếc.
- A… A hoan hô…
Tụi học trò reo vang. Uyên đang cắm cúi trên sổ tay, vội ngẩng lên. Đằng kia, một phụ huynh đã mang lưỡi rìu, đục, cưa đến. Chiếc nón lá nách ngang người vòng thêm một bó lạt. Hùng chạy vội ra đón. Cô Liên rút sổ ra ghi tên và kiểm kê vật liệu…
Uyên và Hùng cười tươi. Kết quả đầu tiên làm Uyên phấn khởi. Nàng chờ đợi. Hùng chờ đợi. Học sinh chờ đợi. Dần dần mọi người đến càng lúc càng đông. Vật liệu, tre nứa lẫn lộn tiếng cười tiếng nói. Các học sinh bấy giờ mới được phép túa vào lớp học khiêng bàn khiêng ghế ra sân, như một đàn ong vỡ tổ. Bầu không khí buổi sáng bị khua động tưng bừng. Uyên ríu rít lăng xăng, giúp chỗ này một tay, giúp em kia khiêng cái ghế. Nàng quên mất lời nói và ánh mắt hăm dọa bực tức của Sĩ.
- Thưa cô, có người ở trên quận muốn gặp cô…
Uyên quay lại. Đứa học trò chỉ ra cổng. Uyên vẫn không thấy gì. Nàng bước ra. Mọi con mắt túa nhìn Uyên. Một học sinh, năm học sinh. Một nhóm, rồi nhóm kia. Và tất cả hoạt động bỗng ngưng lại. Hùng đứng đầu sân cũng ngạc nhiên nhìn tìm kiếm. Thấy Uyên hướng về phía cổng, Hùng chạy vội theo. Nhiều tiếng lao xao, và im bặt. Có vị phụ huynh đã nhận ra đó là người ở quận. Họ lễ phép chào Uyên ; Uyên nóng nảy:
- Các ông đến tìm tôi có việc gì?
Người lớn tuổi nhất nhỏ nhẹ xin lỗi Uyên, móc trong cái cặp hồ sơ ra một tờ giấy có đóng dấu đỏ rồi bảo Uyên:
- Cô là Thái thị Phương Uyên. Chúng tôi có lệnh đòi cô cùng các giáo viên ở đây lên quận.
Vừa lúc đó Hùng trờ tới cùng các giáo viên khác. Họ xúm quanh đọc tài liệu.
Thầy Mạnh kêu lên trước tiên:
- Chúng tôi có làm gì bất hợp pháp đâu mà các ông đòi?
Người kia lắc đầu:
- Chúng tôi không biết. Đây là lệnh trên.
Uyên cao giọng:
- Như các ông thấy đó, chúng tôi đang dở dang công việc. Công tác làm trường của chúng tôi chỉ mới bắt đầu. Nếu chúng tôi đi, ai ở lại coi sóc công việc?
Người kia gật gù:
- Làm trường. Sao lạ kìa… Đây là lệnh gấp. Cả công việc kia xin cô đình hoãn cho, chờ trên quận giải quyết.
Hùng kêu lên:
- Chúng tôi tốn bao nhiêu công lao mới được như ngày nay, làm sao chúng tôi dừng lại nửa chừng được? Vả lại hôm nay là ngày chủ nhật… Các ông không có quyền.
Người kia cười nhạt:
- Nếu vậy xin ông và cô cho coi giấy phép được tụ tập người ở đây.
Uyên lúng túng:
- Tôi không có… Tôi thiết tưởng đây là công tác xã hội phạm vi nhà trường.
- Cô cho xem giấy phép của ông Hiệu Trưởng.
- Chúng tôi có một phiên họp, và ông Hiệu Trưởng đã đồng ý.
Thầy Nhơn xen vào:
- Chính ông Hiệu Trưởng cho phép. Vả lại đây là công việc nội bộ của trường chúng tôi.
Người kia mỉm cười:
- Thiệt tình tôi chi làm theo chỉ thị của ông Quận. Nhưng nếu các ông đưa lý lẽ thì tôi tạm xin nói rõ là nếu các ông xem như là một công tác không đáng kể ở nhà trường thì phải có giấy phép của ông Hiệu Trưởng và nhất là chỉ lẩn quẩn trong phạm vi học sinh chứ không được lôi kéo cả dân chúng...
- Nhưng dân chúng là phụ huynh học sinh. Họ đến mà không chịu một áp lực nào...
- Thì tôi đã nói, phụ huynh là dân chúng xã ấp. Một số người đông tụ tập như vậy là phải có giấy phép. Không phải tôi làm khó dễ chi, nhưng đó là luật. Các ông bà chịu phiền. Đây là vấn đề an ninh quan trọng chứ không phải chuyện chơi. Làng ấp ở những nơi xa xôi như đây phải chịu sự kiểm soát chu đáo.
Uyên đưa mắt nhìn Hùng. Chàng lắc đầu chắc lưỡi:
- Tại mình tắc trách quá…Cứ nghĩ là làm việc đàng hoàng thì không ngại gì hết. Bây giờ mới biết…
Thầy Mạnh cũng lắc đầu:
- Tui lớn đầu mà cũng không nhớ mấy thứ thủ tục hành chánh đó… Bây giờ mệt rồi đây…
Những phụ huynh học sinh nhìn thấy hết, họ sợ hãi, không hiểu chuyện gì đã xảy ra. Họ chờ đợi đám giáo viên cho biết mọi sự. Người kia giục:
- Chuyện mời các thầy không đơn giản như vậy đâu, hình như có dính líu gì đến vấn đề an ninh...
Hùng, Uyên, mọi người đều giật nảy minh. Uyên than thầm:
- Họa mô đến mà cứ nhè lúc mình có công chuyện là đến.
Nàng đưa mắt nhìn quanh một vòng. Từ khuôn mặt lo âu của các em học sinh đến những đôi mắt băn khoăn của các phụ huynh. Uyên nhìn những đống tre, nứa, lạt, búa rìu, cưa, gỗ nằm co ro trơ trẽn một cách buồn phiền. Bỗng dưng Uyên thấy mình như muốn mềm lả trong cơn chán nản đến cùng cực. Uyên đi thật nhanh đến chỗ mọi người đang đứng. Hùng cũng tất tả bước theo, lôi kéo đàng sau những giáo viên và mấy người kia. Cơn uất nghẹn chận ngang cổ họng. Gió mùa đông như lạnh tận xương tủy, làm đôi môi khô se trên cái miệng mím chặt. Uyên cố kềm hãm hai giòng lệ. Chờ, thấy Uyên không nói gì, Hùng thay nàng lên tiếng:
- Thưa các bác, việc làm của chúng ta hôm nay gặp một rủi ro bất ngờ nên đành hoãn lại. Nhà trường rất lấy làm cảm ơn quý phụ huynh… và mong rằng không vì những rủi ro hôm nay mà ngôi trường không hoàn tất được… Nếu không có gì trở ngại, chắc tuần sau chúng ta tiếp tục. Bây giờ các em học sinh có thể giúp khiêng các vật liệu này cất ở chái hiên đằng kia đề phòng nắng mưa bất chợt…
- Chúng tôi tự làm được mà… Mấy thấy cô mắc việc chi cứ đi đi, tụi tui cứ việc lợp tranh dựng cột…
Những tiếng lao xao phụ họa nổi lên rầm rĩ. Người lớn tuổi khèo tay Hùng nói nhỏ :
- Để họ tụ tập đông đảo rủi có chuyện chi mất công lắm... Thầy liệu liệu cho họ giải tán, khi mô có phép ở quận thì làm cũng không hề chi mà...
Hùng gật đầu, chàng nói:
- Cám ơn các bác. Nhưng vì chuyện bất khả kháng… Chắc không lâu đâu… Các bác rán chờ…
Mọi người xầm xì bàn tán, rồi dần dần tản mác. Vài em học sinh rụt rè lảng vảng ở cạnh các thầy cô, nhưng cũng không dám hỏi han gì.
Từng bước chân bước ra khỏi cổng trường là từng bước đưa Uyên đến chỗ thất vọng. Nàng thẫn thờ bước theo chân những người của quận.
- Đừng buồn nữa Uyên. Tôi chắc là sẽ không có chuyện gì đâu. Chắc ai xấu miệng phao tin thất thiệt ở quận đó.
Uyên lắc đầu:
- Công lao của mọi người đổ sông đổ biển hết rồi anh Hùng ơi.
Hùng cố trấn an Uyên:
- Uyên chớ nói vậy. Còn nước còn tát chớ. Người ta hơn nhau ở lòng can đảm, chí nhẫn nại và thật tâm muốn làm việc. Mới khó khăn một tí mà Uyên đã chán rồi ư?
Uyên gật gật đầu:
- Uyên cố gắng…
*
Cả 6 người được đưa vào văn phòng quận. Uyên và Hùng được kêu vào trước nhứt.
Ông Quận Trưởng còn trẻ. Ông lên tiếng trước:
- Chúng tôi được một thư nặc danh gửi đến cho hay các giáo viên trường tiểu học cộng đồng Hải Lăng đang âm mưu một điều gì không rõ, nhưng chắc chắn làm hại đến an ninh của xã ấp. Chúng tôi đã được báo cáo về công việc làm của các cô và các thầy, nhưng ngặt vì các cô thầy không chịu thông báo cho chúng tôi biết trước, nên với những dè dặt thường lệ, nhất là ở những quận xa xôi như ở đây, chúng tôi đành mời các cô các thầy để biết thêm vài chi tiết và tạm thời giải tán cuộc họp mặt đông người ở trường Hải Lăng...
Sau thủ tục lấy cung thường lệ, Hùng trình bày cặn kẽ mọi chuyện cho ông Quận Trưởng nghe. Chàng khẳng định công việc của chàng và Uyên cùng các giáo viên trường Hải Lăng là hợp pháp và hợp lý, vả lại, không ai hưởng lợi riêng mà chỉ có lợi ích chung của toàn thể con em ở trong xã ấp.
Ông Quận Trưởng gật đầu đồng ý với Hùng. Nhưng ông cũng khuyến cáo Hùng và Uyên nên xong xuôi sơ quát phần thủ tục hành chánh, đừng vô ý tạo những sơ hở lớn lao để những kẻ ghen ghét có thể lợi dụng cơ hội, phao vu và ngăn trở công việc. Trước khi ra về, Uyên hỏi ông Quận Trưởng:
- Thưa ông Quận, ông có thể cho tôi xem lá thư nặc danh tố cáo chúng tôi...
Ông Quận Trưởng cười:
- Thôi cô ạ. Bổn phận của chúng tôi là giữ kín những lá thư nặc danh hoặc những người báo cáo tin tức. Đồng thời chúng tôi cũng có bổn phận phải điều tra và làm sáng tỏ một cách đích xác những tin tức đó...
Biết không thể làm gì được, Uyên hậm hực ra về. Chiếc xe lam của quận đổ mọi người ở sân trường.
Các giáo viên khác bỏ ra về ngay, chỉ còn Hùng và Uyên. Ngôi trường trở nên hoang vắng. Dưới ánh nắng ban trưa, những cây tre ánh màu lục mát tươi nằm im lìm. Hai giọt nước mắt Uyên bây giờ mới trào ra khỏi mắt. Nàng vừa giận vừa tức.
- Thôi Uyên ạ, tuần sau mình tiếp tục. Chẳng có gì khó khăn hết.
Uyên ngửng lên. Nàng nhìn những mái lớp xộc xệch, những tấm cửa ngã xiêu cười buồn:
- Làm sao có thể tụ họp các phụ huynh lại được. Họ sợ, họ ngại… Không biết kẻ nào đã hèn nhát đến độ đó…
- Hãy cố lên Uyên ạ…
- Chắc Uyên không chịu nổi quá anh Hùng à…
Bàn tay ấm của Hùng đặt lên tay Uyên. Ánh mắt chàng trìu mến như an ủi, như khuyến khích:
- Tôi sẽ giúp Uyên. Uyên đừng lo. Thế nào lớp cũng sửa xong. Thế nào học trò của Uyên cũng không phải cắt tàu lá chuối để che mái nhà. Tin tôi đi. Uyên…
Uyên nhìn Hùng. Gương mặt chàng sáng rỡ và cương quyết. Uyên như được thắp bởi một niềm thương yêu, nàng lấy lại đôi chút hăng hái.
- Thế là ngày mai mình lại phải đi năn nỉ từng nhà một… Trời ơi, đôi chưn muốn sụm luôn.
Hùng và Uyên nhìn nhau mỉm cười.
Nhưng ngày mai không phải là ngày hôm nay. Những cơn gió bắt đầu trở lạnh. Những đợt mưa bắt đầu lay phay.
Buổi sáng sớm, trước khi đi dạy, Uyên ra sân nhìn trời lo ngại. Mây mù mịt, Uyên nhón chân cố tìm đằng chân trời đông một chút nắng hồng và trời xanh. Thế nhưng mặt trời như đi vắng, chỉ có những đợt sương mù che màn trên lá trên cây. Tiếng bà Năm trong nhà vọng ra:
- Tiết đông chí đó mà. Chắc khoảng đến trưa sương tan thì có nắng. Mù trời điệu này là nắng dữ đa.
Uyên hơi hơi hy vọng. Nàng sửa soạn sách vở để đi dạy. Sáng rồi trưa. Sương mù có tan thật nhưng nắng thì không thấy đâu. Trời vẫn mưa nhỏ và gió lạnh hơn. Buổi trưa khi Uyên về đến nhà, dùng xong cơm thì trời bắt đầu mưa lớn. Thế là hết hy vọng đi xóm. Đến chiều tối mưa vẫn không ngớt, vẫn một nhịp độ. Chiếc máy phát thanh hết pin từ ngày hôm qua, Uyên quẳng nó vào một góc. Nàng chờ Hùng đến. Nhưng Hùng chỉ ghé qua một chút xíu cho biết là không đi nổi, chàng tiên đoán ngày mai sẽ hết mưa, tiên đoán một cách chắc chắn. Uyên yên lòng ngủ sớm.
Quả thật sáng hôm sau thì trời ngớt mưa hẳn. Chỉ còn những đám mây mù ở trên trời thì vẫn dai dẳng không chịu tan biến. Gió lồng lộng trên những lá chuối xào xạc. Nhìn những cây sầu đông trơ trụi, điểm xuyết vài cành lá vàng và những chùm trái chín muộn lấm tấm vàng, Uyên tưởng chừng như mùa thu đang độ. Uyên vào lớp giữa lúc thằng Hãn, thằng Sinh đang loay hoay với mấy bẹ chuối tươi. Chúng phân bua với nàng:
- Để rủi có mưa thì đỡ dột cô.
Con Tâm nhìn nàng rụt rè hỏi:
- Thưa cô khi mô thì sửa trường lại...
- Chắc chủ nhật tới.
Uyên ra một đề luận bình giảng để chúng làm. Nàng uể oải lười biếng một cách lạ kỳ.
Trời lại đổ mưa. Lần nầy mưa to kèm cả gió lớn. Tấm cửa lệch đã bung ra, Uyên sai học trò lấy một cái bàn chận lại cho đỡ tạt. Mảng lá chuối chỉ chịu đựng được một lúc. Mái tranh bị hất tung bởi gió tạo nên những chỗ dột lớn. Học trò chạy như vịt. Bài luận làm dở dang. Chúng di cư sách vở, kéo bàn kéo ghế soàn soạt. Uyên đi qua đi lại. Bàn của nàng cũng bị mấy chỗ dột nhỏ, nước tí tách rơi xuống mặt bàn bắn tung tóe những giọt li ti. Chiếc áo ấm bằng len của Uyên đã long lanh một màn nước.
Gió thổi mỗi lúc mỗi mạnh. Cả lớp học như chuyển mình. Tiếng kèo tre rít lên dễ sợ. Học trò ồn ào xốn xáo. Những lớp bên cũng vậy. Uyên nghe có tiếng la hét vì sợ của mấy đứa học trò nhỏ. Mấy tấm nẹp che cửa sổ sút ra rơi đi theo gió. Gió mưa thốc vào lớp từng hồi. Qua cửa sổ, Uyên nhìn thấy mấy bụi tre già quằn quại vặn vẹo thân mình, khi vật xuống, khi vươn lên. Hàng rào chè tàu đằng sau nhà bác lao công đổ rạp xuống.
Trong giây phút không biết phải làm thế nào, Uyên đành ra hiệu cho học trò dồn hết về phía bảng đen là nơi tương đối còn tốt nhất. Con trai con gái chen nhau la chí chóe.
Rầm…
- Á…
Tranh nát vụn tơi tả. Thằng Hãn la lên:
- Cái cành bàng khô bị gãy cô…
Uyên bắt đầu lo sợ. Phải di học trò lên văn phòng. Ở đây nguy hiểm quá.
Uyên hét lên cố át tiếng gió, tiếng mưa:
- Sửa soạn… ai có áo mưa thì mặc vô… Men men theo hàng hiên mà chạy lên văn phòng nghe. Ở đây nguy hiểm lắm.
Học trò nhao nhao, rối loạn:
- Mưa gió quá cô.
- Em không có áo mưa cô…
- Còn sách vở cô…
- Làm sao chạy cô…
Ầm… ầm… Rầm…
Uyên nghe như một một thác nước gầm ghì trên đầu mình kèm theo cơn đau nhói ở tay, nhức buốt tận óc. Rồi Uyên không biết gì nữa. Nàng chìm trong cơn mê giữa những tiếng thét gào la khóc của hàng trăm cửa miệng…
*
Uyên tỉnh dậy trong căn phòng sực nức mùi ê-te. Những chiếc bóng trắng lay động chập chờn. Uyên cố nhớ lại những gì đã xảy ra, nhưng cánh tay bên phải bỗng nhức buốt đau đớn vô tả. Nàng rên lên khe khẽ và đầu óc thì đầy đặc như bị sương mù. Uyên cố chống tay ngồi dậy. Nhưng một bàn tay đã ấn nàng nằm xuống. Và Uyên lại mê đi.
Uyên mở mắt vào lúc đêm. Ánh đèn chiếu hiu hắt vàng đỏ. Uyên nói được tiếng nói đầu tiên:
- Cho tôi xin miếng nước…
- Được rồi, Uyên cứ nằm yên đó…
Uyên nhận ra tiếng nói của Hùng. Nàng cố day đầu nhìn, nhưng đầu cứng nhắc như đá đeo. Ly nước kê tận miệng, Uyên nhấm giọng một chút. Nàng tỉnh dần. Lúc bấy giờ Uyên mới chú ý đến một phần thân thể của mình. Cánh tay phải bó băng trắng xóa. Uyên kêu lên:
- Tay tôi...
Nàng cố nhấc lên nhưng cánh tay không làm theo ý chí. Uyên thấy lạnh xương sống…
- Uyên để yên. Không sao đâu, bị gãy xương, bó bột vài tháng chứ không mất hẳn tay đâu mà sợ.
Uyên yên tâm. Nàng nhìn lên mái tôn để nhớ lại mọi việc.
- Tôi đã đánh điện cho hai bác rồi. Có lẽ khoảng mai hoặc mốt là bác lên. May quá, bão chỉ quét sơ ngang vùng này chớ kéo dài thì mất liên lạc…
Uyên cám ơn Hùng:
- Cám ơn anh… Bão hết rồi à?
- Vâng, bão dứt rồi. Bây giờ chỉ còn mưa dầm thôi. Khoảng 10 giờ, chị Liên vô đây ngủ với cô. Y tá trưởng ở đây nói ngày mai cô có thể về nhà được rồi. Sáng sớm mai, tôi đến đón Uyên về.
Uyên chợt nhớ. Nàng hỏi dồn:
- Anh Hùng, còn học trò của Uyên có đứa nào bị gì không?
Hùng ngần ngừ một giây rồi lắc đầu:
- Phần đông bị xây xát sơ sơ thôi… Một nhánh bàng rớt gãy đúng ngay vào lớp của Uyên. Chắc kèo yếu quá nên sụp xuống luôn. Uyên bị một cái cột đập vào tay. Chắc lúc đó Uyên đưa tay lên đỡ… Trời ơi, tôi đang dạy ở lớp thấy bão đã sợ rồi, thình lình nghe ầm ầm như sấm nổ, rồi lại nghe tiếng la hét, túa ra… tưởng bị chôn sống hết rồi chớ…
- A, chị Uyên tỉnh rồi hả… Làm tụi nầy lo muốn chết. Hồi chị mê tưởng chị chết rồi chớ. Rờ vô tim thấy còn đập mới thôi đó…
Uyên cười nhìn Liên vừa bước vào, áo mưa, mùng mền xốc xếch. Hùng quay sang nói với Liên:
- Bây giờ là giờ của chị, chị toàn quyền. Tôi về. Thầy Hiệu trưởng có cho mượn chiếc xe Solex cũng đỡ.
Uyên lo ngại:
- Tối quá, lại mưa, anh về có sao không?
- Tôi không về xóm đâu, về thằng bạn ngủ lại. Mới gặp nó hồi chiều, té ra nó làm y tá ở đây. Thôi tôi về cô Liên, cô Uyên…
Uyên mở mắt vào lúc đêm. Ánh đèn chiếu hiu hắt vàng đỏ. Uyên nói được tiếng nói đầu tiên:
- Cho tôi xin miếng nước…
- Được rồi, Uyên cứ nằm yên đó…
Uyên nhận ra tiếng nói của Hùng. Nàng cố day đầu nhìn, nhưng đầu cứng nhắc như đá đeo. Ly nước kê tận miệng, Uyên nhấm giọng một chút. Nàng tỉnh dần. Lúc bấy giờ Uyên mới chú ý đến một phần thân thể của mình. Cánh tay phải bó băng trắng xóa. Uyên kêu lên:
- Tay tôi...
Nàng cố nhấc lên nhưng cánh tay không làm theo ý chí. Uyên thấy lạnh xương sống…
- Uyên để yên. Không sao đâu, bị gãy xương, bó bột vài tháng chứ không mất hẳn tay đâu mà sợ.
Uyên yên tâm. Nàng nhìn lên mái tôn để nhớ lại mọi việc.
- Tôi đã đánh điện cho hai bác rồi. Có lẽ khoảng mai hoặc mốt là bác lên. May quá, bão chỉ quét sơ ngang vùng này chớ kéo dài thì mất liên lạc…
Uyên cám ơn Hùng:
- Cám ơn anh… Bão hết rồi à?
- Vâng, bão dứt rồi. Bây giờ chỉ còn mưa dầm thôi. Khoảng 10 giờ, chị Liên vô đây ngủ với cô. Y tá trưởng ở đây nói ngày mai cô có thể về nhà được rồi. Sáng sớm mai, tôi đến đón Uyên về.
Uyên chợt nhớ. Nàng hỏi dồn:
- Anh Hùng, còn học trò của Uyên có đứa nào bị gì không?
Hùng ngần ngừ một giây rồi lắc đầu:
- Phần đông bị xây xát sơ sơ thôi… Một nhánh bàng rớt gãy đúng ngay vào lớp của Uyên. Chắc kèo yếu quá nên sụp xuống luôn. Uyên bị một cái cột đập vào tay. Chắc lúc đó Uyên đưa tay lên đỡ… Trời ơi, tôi đang dạy ở lớp thấy bão đã sợ rồi, thình lình nghe ầm ầm như sấm nổ, rồi lại nghe tiếng la hét, túa ra… tưởng bị chôn sống hết rồi chớ…
- A, chị Uyên tỉnh rồi hả… Làm tụi nầy lo muốn chết. Hồi chị mê tưởng chị chết rồi chớ. Rờ vô tim thấy còn đập mới thôi đó…
Uyên cười nhìn Liên vừa bước vào, áo mưa, mùng mền xốc xếch. Hùng quay sang nói với Liên:
- Bây giờ là giờ của chị, chị toàn quyền. Tôi về. Thầy Hiệu trưởng có cho mượn chiếc xe Solex cũng đỡ.
Uyên lo ngại:
- Tối quá, lại mưa, anh về có sao không?
- Tôi không về xóm đâu, về thằng bạn ngủ lại. Mới gặp nó hồi chiều, té ra nó làm y tá ở đây. Thôi tôi về cô Liên, cô Uyên…
________________________________________________________________________________
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét