Thứ Ba, 31 tháng 5, 2016

Một tuần lễ ở Tòa Soạn (IX) - NHẬT TIẾN


Chuyện vui buồn ở Tòa Soạn thật ra nếu đem kể hoài sẽ liên miên bất tận. Nhưng để khỏi choán chỗ của tờ báo, tôi xin tạm chấm dứt loạt bài này ở đây và xin hẹn sẽ trở lại mỗi khi cần bầy tỏ với bạn đọc những chuyện vui buồn. Trong liên tiếp 8 kỳ báo vừa qua, được độc giả theo dõi từng chi tiết nhỏ, và nhiều bạn, nhiều em đã gửi thư về chia xẻ sự vui buồn với người viết, tôi hết sức cảm kích và xin gửi ở đây lời cám ơn chung.

Một tuần lễ ở Tòa Soạn (VIII) - NHẬT TIẾN


"Nếu báo mình bán được 3000 số thì ít nhất cũng giáo dục được 3000 Thiếu Nhi. Trong cố gắng của tư nhân mà góp phần được cho quốc gia như thế thì công trình ấy của mình cũng đáng nên duy trì".

Thứ bẩy (tiếp theo)

Vấn đề tăng giá báo, Chủ nhiệm không đưa ra một ý kiến nào và để cho tòa soạn hoàn toàn tự do tìm lấy một quyết định đúng. Trong suốt hai năm cộng tác để điều hành tờ Thiếu Nhi, tôi thấy Chủ nhiệm Nguyễn Hùng Trương luôn luôn giữ ở vị trí tế nhị đó. Chủ nhiệm đã xóa được cái hàng rào ngăn cách, đầy mặc cảm ngại ngần của những người đã đốt đi một ngân khoản khổng lồ để chi vào việc

Một tuần lễ ở Tòa Soạn (VII) - NHẬT TIẾN

Thứ bẩy (tiếp theo):

Hằng tuần, vào tối thứ bẩy, tờ Thiếu Nhi đã được thực hiện xong hoàn toàn bản chính với đầy đủ phần sắp chữ, hình ảnh và minh họa. Công việc còn lại sau cùng là anh chị em trong tòa soạn phân chia nhau ngồi đọc lại từ trang đầu tới trang chót để sửa những lỗi morasse còn sót lại. Với những lỗi nhỏ như chấm, phẩy, hỏi, ngã thì sửa bằng tay, những lỗi nặng hơn như sai cả chữ, cả đoạn thì cắt, dán, đắp vá sao cho được êm đẹp. Nhờ công việc tỉ mỉ này mà tờ báo tương đối không bị nhiều lỗi lầm về mặt kỹ thuật. Chúng tôi chỉ dám nói là tương đối, vì nhân vô thập toàn, người sửa bài nhiều khi đọc tờ báo với sự chủ quan, không thể nhìn thấy hết những lỗi rành rành trước mắt nhất lại là những bài mình đã quen thuộc đọc đi, đọc lại mấy lần qua lần sửa thứ nhất, thứ nhì ở giai đoạn xếp chữ. Trong giới ấn loát, người ta đã thường kể một câu chuyện về sửa lỗi morasse như sau: Có một cơ

Một tuần lễ ở Tòa Soạn (VI) - NHẬT TIẾN

Thứ sáu (tiếp theo)

Phần chữ trên trang báo của các bài sáng tác sau khi được mis xong sẽ chuyển tới họa sĩ Vi Vi để minh họa. Công việc này, họa sĩ thực hiện ngay ở tòa soạn. Trung bình vẽ xong phần minh họa cho một truyện ngắn (có từ 3 đến 4 tranh) phải mất từ một giờ rưỡi đến 2 giờ. Trước hết, họa sĩ phải đọc hết bài sáng tác để nắm vững ý của tác giả, sau đó mới lựa chọn chi tiết đặc sắc để thực hiện lên nét

Một tuần lễ ở Tòa Soạn (V) - NHẬT TIẾN

Thứ Sáu…

Hằng tuần, cứ vào buổi tối thứ sáu thì bài vở của số báo mới đã gần hoàn tất. Đó là số báo sẽ phát hành vào 2 tuần lễ sau. Nghĩa là luôn luôn tòa soạn phải đi trước thời gian tới 2 tuần lễ. Thí dụ hôm nay các sạp báo bắt đầu bầy bán số 84, thì máy trên nhà in đã đang in dở dang số 85 và tòa soạn đang hoàn tất số 86 để trong vòng 2 ngày nữa, tức là tới chủ nhật, phải giao đi chụp phim. Như chú Bách Khoa đã trình bầy về kỹ thuật ấn loát ở số 51, tờ Thiếu Nhi đã phải trải qua nhiều giai đoạn:

Một tuần lễ ở Tòa Soạn (IV) - NHẬT TIẾN

Thứ năm…

Hàng tuần, cứ mỗi buổi tối thứ năm, là anh chị em trong tòa soạn tới hội họp đông đủ nhất. Bởi hôm nay là ngày tờ báo đã hoàn tất. Tất cả đều sẵn sàng chờ sáng sớm ngày mai giao cho nhà Tổng phát hành. Ở Saigon vì thế các em có thể đọc Thiếu Nhi từ ngày thứ sáu. Các tỉnh xa, báo có thể về chiều tối thứ bẩy hay sáng chủ nhật.

Một tuần lễ ở Tòa Soạn (III) - NHẬT TIẾN


Thứ tư…

Thường thường ở tòa soạn, buổi sáng thứ tư là chị ĐPK bận rộn nhất. Bởi thứ tư là hạn cuối cùng chị phải hoàn tất 2 trang hộp thư ở mặt bìa trong. Nhiều khi anh em ấn công phải đứng chờ để giật ở tay chị ra từng tờ bản thảo viết tay bằng giấy pelure mầu hồng (chị ĐPK có thói quen viết bài trên pelure

Một tuần lễ ở Tòa Soạn (II) - NHẬT TIẾN


Bởi không chán sao được, khi ở một trường trước bán được 78 số, nay sụt xuống còn 2 số, ở một trường khác bán 42 số nay còn 4 số, và đặc biệt ở một trường lớn khác, sĩ số học sinh trên 10.000 mà liền 3 kỳ báo (73, 74+75, 76) mỗi kỳ gửi 150 số, đều không bán được lấy một số nào! Điều này khiến tôi chạnh nghĩ đến các em ở xa. Một tờ T.N về đến tỉnh đã lên giá tới 60đ (vì thêm tiền cước phí), có chỗ, nhiều em đã phải mua tới giá 70đ. Ấy vậy mà nhiều khi chậm chân, báo còn hết không có để mua nữa. Trước hiện tượng ấy, nhiều em viết thư về thắc mắc không tin là tờ báo đang ở đà suy sụp. Nhưng các em đã không biết rằng dù ở tỉnh xa, báo có chạy, nhà phát hành cũng chỉ gởi ra một số giới hạn (để khỏi còn báo ế trả lại đỡ tốn tiền cước phí chuyên chở). Nhà phát hành có thể tăng số lượng báo gửi đi xa, nhưng với điều kiện là các sạp báo ở tỉnh phải viết thư com-măng, hoặc chính độc giả ở tỉnh nhờ sạp báo com-măng hộ. Nhưng không có ai làm như thế cả. Tâm lý chung là “có thì

Trống Vắng - TẠ LỆ VÂN

(Cho kỷ niệm những ngày rời bỏ lớp 8A2­ )


Hoa rơi từng cánh u sầu
Hè về gom lại một bầu suy tư
Cầm tay nói tiếng tạ từ
Mai đây lưu dấu mây mù mà thôi!

Chủ Nhật, 22 tháng 5, 2016

Ảo Ảnh Một Nhà Sư - QUỐC CHÍNH

Trong một tiểu quán gần thành phố Nagoya có một nhà sư đang ngồi lẩm bẩm cầu kinh.

- “Nam mô a di đà Phật! Nam mô a di đà Phật! Đức Phật thiêng liêng! Đệ tử xin dâng lên Người lời tôn kính!”

Đó là một nhà sư đi quyên giáo, nhưng lúc ấy chưa có ai để ý đến sự hiện diện của nhà tu hành này.

Nhà sư vóc người nhỏ bé, đầu trọc, khuôn mặt vàng võ, gầy gò nhưng vui tươi, thể hiện đầy vẻ từ bi bác ái.

Cũng trong tửu quán, lúc đó có một võ sĩ thất nghiệp, chàng ta đi lang thang khắp nước để kiếm việc làm. Đời chàng ví như một lãng tử giang hồ, phiêu bạt, không có định hướng nơi đâu. Chàng võ sĩ này tuổi độ tứ tuần, dáng người to lớn, khuôn mặt xương xương, nước da đem sạm và nhăn nheo, tính tình thì khô khan và nóng nẩy; chứng tỏ vì sự nghèo nàn và cuộc sống khổ sở hằng ngày vật lộn mà sinh ra.

Một tuần lễ ở Tòa Soạn (I) - NHẬT TIẾN

Chủ nhật…

Với tòa soạn Thiếu Nhi, tuần lễ bao giờ cũng khởi đầu bằng ngày chủ nhật. Bởi sáng chủ nhật là ngày mang báo đi chụp phim. Giao được 32 trang báo cho tuần nầy, lại phải bắt đầu khởi sự cho 32 trang báo tuần kế tiếp. Mọi cố gắng trong 7 ngày qua đã trở về con số không để rồi bắt đầu lại. Cứ thế tuần này qua tuần khác, tháng này qua tháng khác, đều đặn như một guồng máy đã chuyển động liên tục trong gần 2 năm.

Thứ Bảy, 14 tháng 5, 2016

Anh Tôi - KHÁNH MINH

Cái gì chứ nói đến anh Khoa là tôi phát ớn. Sao mà tôi có một ông anh quý hóa thế không biết. Việc gì anh cũng cho là mình làm được và luôn luôn chê bai hầu hết mọi việc mà có tay tôi làm.

Một lần xuống bếp, anh hết chê bai thứ này đến thứ khác. Nếm nồi canh thì anh chặc lưỡi:

- Hỏng, hỏng, canh chẳng ngọt ngào gì cả Khánh ạ, thêm tí ti bột ngọt nữa thì tuyệt!

Và đụng đến nồi cá kho thì anh kêu lên:

- Kho cá thế này thì ăn cái quái gì được cơ chứ?

Phái Nam Giản Dị - MINH QUÂN

Người xưa có câu “Cười người chớ khá cười lâu, cười người hôm trước hôm sau người cười” thật không ngoa. Thời gian gần đây, ba tôi đã hết dịp tuyên bố hãnh diện về “cha con ta” như thói quen nữa.

Số là, nghe cái giọng tin tưởng, chắc nịch của ba, mẹ tôi không đề cao cảnh giác một tí ti nào đối với bọn con trai về vụ ăn mặc. Lâu ngày, thành ra một thói quen. Kế đó, mẹ tôi lại không được mạnh trong mình một dạo (điều này, xin nói nhỏ với bạn thôi. Mẹ mà nghe được, mẹ… chạm tự ái, vì mẹ
vẫn tuyên bố rằng mẹ mạnh lắm, không bao giờ đau ốm). Ban đầu, nguyên do là vì mẹ dầm mưa hoài, không kiêng nể gì cả. Rồi mẹ hâm hấp sốt, ấy thế mà rồi uống vài viên thuốc cảm hơi bớt mẹ đã lại chỗi dậy lăng quăng đủ thứ việc. Mẹ lau nhà, mẹ giặt cái chăn, mẹ cuốc cuốc ngoài vườn. Mẹ kêu : ngồi không buồn quá! Bỗng một hôm, đang lau nhà, mẹ buông cái cây ra, ngồi phệch xuống cạnh cầu thang, thở dốc như thể là cá rời mặt nước. Lúc đó, chỉ có mình tôi ở nhà, tôi hét toáng, chị bếp nghe tiếng, chạy lên, chúng tôi vực mẹ vào giường, mẹ kêu tức ngực, mồ hôi tuôn ra như tắm. Hai đứa gần khóc, vội chạy ù qua mời bác Tư sang xem thử mẹ làm sao, hay là trúng gió trúng máy chi đây? Bác Tư hộc tốc trèo rào qua, lại gần sờ trán mẹ, sờ ngực mẹ, nắn nắn cánh tay mẹ một chút rồi trấn an tụi tôi:

Thứ Hai, 9 tháng 5, 2016

Tiếng Khóc Ban Đầu - VŨ CHINH

Vân giật mình tỉnh dậy vì tiếng động đó. Đêm thật yên lặng. Đêm tối mù và kinh dị. Giấc ngủ mỏi mệt ban chiều đã đem Vân đi thật xa và dài. Chợt, trong một góc tối nào đó, một tiếng động nổi dậy. Tiếng động kéo dài, khi to khi nhỏ. Có tiếng chân bước, tiếng mở tủ, tiếng lục lạo đồ đạc. Vân co rúm người, một cảm giác ghê rợn đang đến với Vân. Nhà bị trộm viếng rồi. Vân muốn la lên, la lên cho ba má Vân và hàng xóm biết. Nhưng cố gắng hoài, Vân vẫn không thốt được thành tiếng. Lưỡi Vân đớ lại. Tấm chăn được kéo lên cao hơn. Vân hi hí mắt, nhìn tứ phía, nhìn xuyên bóng đêm, e ngại. Tiếng động đến gần Vân. Vân nhắm mắt lại, rúc đầu vào tấm chăn.

Sinh ngày 30 - CƯỜI HỞ MƯỜI CÁI RĂNG

Tôi nghe người ta bảo con người ở đời, ai cũng có số mệnh, và cái số mệnh ấy ảnh hưởng nơi giờ giấc mà mình ra đời. Chẳng hạn như sinh ra nhằm ngày rằm thì sang trọng, thông minh, học giỏi, đẹp giai. Còn ai mờ trót sinh nhằm ngày 30 thì… kể như “tàn một đời huê” : bần hàn, ngu dốt, tối tăm. Không biết có đúng vậy không? Có điều tôi chưa đến nỗi bần hàn, ngu dốt, tối tăm dù tôi sinh ngày 30. Tôi há không là con một gia đình khá giả đấy ư? Tôi lại không thường được giáo sư khen thông minh đấy à? Nhưng có một nỗi “đoạn trường” cho tôi, cái nỗi khổ sở cho tôi mà hỏng biết rằng có phải tại ảnh hưởng sinh nhằm ngày 30 không? Đó là cái tính “đãng trí”, hay quên. Nghe quá chắc quí vị ngỡ tôi là một bà cụ “già háp” chứ gì? Không! Không! Xin đừng ngỡ vậy mà tội nghiệp cho đời tôi. Tôi xin tự giới thiệu : năm nay tôi mới có 17 niên kỷ, mắt còn xanh, môi còn hồng và còn rất ư son trẻ… mà tôi lại là nữ nhi, con gái nữa mới chết chứ. Có lẽ quí vị ngạc nhiên và tự hỏi : Ủa? Cái con nầy nó mới 17 mà sao lại đãng trí, lú lẫn cơ chứ? Ấy, ấy!

Con Rạch Ranh Vườn - NGUYỄN VĂN NGHỆ

– Cu ơi, ra chỉ nầy coi nè!

Theo hướng có tiếng gọi, Minh bước ra vườn: Anh Quang đang ngồi trên một gốc cây mục, bên phải, cây chĩa dừa cắm thẳng xuống đất, bên trái, con Vện nằm le lưỡi thở như mệt gần đứt hơi. Đến trước mặt anh, Minh càu nhàu:

– Cứ gọi người ta cái tên đó hoài, kỳ cục ghê! Người ta lớn rồi chứ bộ!

Quang cười:

– Xin lỗi, quên nghen! Người ta lớn rồi cần phải bỏ cái tên xấu ấy đi, gọi cái tên thật cho đẹp phải hôn? Minh, chú Minh của anh. Bằng lòng chứ?

Minh gật gù:

– Ít nhất cũng phải như vậy! À, anh kêu em ra làm cái gì đây?

Quang:

– Chưa cho biết vội! Bây giờ chú Minh của anh hãy khoanh tay lại…

Chuyện Dưới Vườn - PHAN KHƯƠNG THÁI

Chiếc xuồng tam bản nhẹ lướt theo giòng sông lững lờ. Mũi xuồng vẹt êm ru những bụi cóc kèn, ô rô mọc gie ra hai bên bờ. Bỗng một tiếng súng bắn đạn chài vang lên giữa tiếng chim chóc của rừng tràm thâm u.

- Đoành…

Chỉ một phát mà thôi, con khỉ nhỏ xấu số kêu “chóe” lên và ngỡ ngàng rơi tõm xuống dòng sông đục ngầu phù sa. Anh lính địa phương quân cười hể hả, đang lom lom chờ lượm xác con khỉ bị vướng trong giề lục bình. Thong thả, ông Hai Rượu Đế lái chiếc xuồng tiến đến. Chiếc xuồng lặng lẽ theo nhịp chèo nhẹ thật nhẹ, bơi như chú cá sấu già săn mồi. Máu chỗ vết thương đầu con khỉ nhỏ loang ra, mắt nó vẫn chưa nhắm cùng với hàm răng nhe lớn. Thằng Xê ra vẻ xăng xái, nhưng lại e dè khi nắm chót đuôi con khỉ thảy lên khoang xuồng. Rồi nó hát vu vơ:

- Tuổi thân con khỉ ở lùm.
Trèo qua trèo lại lọt ùm xuống sông.

Trong Đống Gạch Vụn - THĂNG LONG

(phỏng dịch “Nachts schlafen die
Ratten doch” của W. Borchert) 

“Bầu trời thật quang đãng, bỗng trên không tiếng ì ầm vang dội của động cơ rõ dần, và rồi… tất cả chỉ còn lại những gì điêu tàn, đổ nát – Giờ đây đã ba hôm mà đống gạch vụn bao quanh tôi vẫn còn ngút khói – … Tất cả chỉ còn là một đống gạch vụn! Một trái bom có thể tàn phá cả một ngôi làng trù phú như vầy sao?!...”

Cậu bé mệt mỏi với những ý nghĩ trong đầu. Cậu mơ màng, trước mắt cậu hiện ra cảnh sân trường với hàng phượng vĩ, với những buổi đá banh cùng chúng bạn… cậu mỉm cười kiêu hãnh.

“Ồ, hôm đó mình có những cú “sút” hay tuyệt!”

Gà Một Mẹ - PHƯƠNG VY

Diễm ngồi thu mình ở bàn học, khóc rấm rứt. Nước mắt mặn, nóng hổi tràn ra bờ mi chảy dài xuống hai má, thấm vào môi. Hai mắt Diễm đỏ và sưng mọng, ướt sũng những nước là nước…

- Không lo học đi, ngồi đó mà khóc, tao lại tát cho vài cái bây giờ.

Diễm cũng không ngước mặt lên, tức tưởi, mặc cho anh Khoa la hét, vỗ bàn thình thịch:

- Lại lì đấy phải không? Tao bảo lần cuối, có đứng dậy đi rửa mặt không, hử?

Diễm vẫn không trả lời. Khoa tức giận đấm tay mạnh xuống bàn, mấy chiếc ly thủy tinh hơi tung lên rồi nằm im. Khoa tiến đến gần em, dang mạnh tay tát Diễm một cái. Diễm thét lên “anh Khoa” rồi nức nở khóc thật to. Má đã đỏ, giờ lại đỏ thêm vì năm ngón tay in hằn vào. Khoa nắm tay Diễm, lôi xềnh xệch xuống nhà ngang, hai anh em níu kéo nhau làm ầm cả nhà. U già ở dưới bếp chạy lên hoảng hốt hỏi:

- Cái gì đấy? Cái gì đấy?

Chuyện Thời Trang - MINH QUÂN

Không hiểu do linh tính tự nhiên như mọi bận hay vì một đứa nào trong bọn phản bội quyền lợi chung mà mẹ tôi đột ngột phát giác ra chuyện con Hà đính một chú rùa vàng ở gấu quần! Phải! Chỉ là một rùa vàng bằng chì đúc bé tí tẹo bằng cỡ cái móng tay trỏ của người lớn ấy thôi, chứ có to lớn chi cho cam (Chả là con em gái tôi ưa lăng xê mốt mà!). Thoạt tiên, mẹ tôi kêu lên như dẫm nhằm tổ kiến lửa:

- Cái con quỉ này, ưa bày đặt, đính rùa ở gấu quần làm gì vậy chứ, hở?

Em gái tôi cười đến khục một cái, nịnh:

- Mẹ coi coi… hay ghê chứ? Phải không mẹ?

- Hay cái cóc khô gì? Mẹ chả thấy hay ho gì hết. Tụi bay bây giờ ưa vẽ sự… Không lo học hành cứ lo diện với mốt nọ, mốt kia, hư thân…

Đèn Xanh Mẹ Thắp Chiều Chiều - Mt. HOA

Ảnh : Phạm Giang
Mấy hôm nay, Saigon trở lạnh và mưa dai dẳng suốt ngày. Lớp học tự nhiên ấm áp hẳn lên với những kiểu, những màu áo len sặc sỡ. Tôi khoanh tay nhìn ra ngoài sân trường nhớp nhúa đất bùn. Lạnh quá! Từ cổng vào, một người đàn bà cõng con đi vào với dáng đi dè dặt, thật chậm, “có lẽ con bà nặng lắm!” tôi nghĩ thầm như vậy – người đàn bà đến trước cửa lớp tôi thì dừng lại, cởi áo mưa – loại áo mưa trùm kín từ vai của nhà binh – một em tụt xuống khỏi vai bà làm tôi kinh ngạc:

- Thu Giang! Trời ơi! Lớp Bốn rồi mà còn bắt mẹ cõng đi học à?

Con bé đỏ bừng mặt, cắn chặt môi – người mẹ cười dễ dãi:

- Không có đâu cô ạ. Thấy đường đất bẩn thỉu nên tôi cõng cháu đi đấy, chứ cháu không bắt tôi đâu.

Mẹ Tôi - NGHIÊM TÂM TÂM


Nếu có ai hỏi tôi trên đời này tôi thương gì nhất, chắc chắn tôi sẽ trả lời: Tôi thương mẹ. Tôi thương mẹ nhất trên đời. Mẹ là bóng mát thương yêu, tình mẹ là chất liệu ngọt ngào êm ái nhất. Mẹ đã sinh ra chúng tôi, nuôi dạy chúng tôi nên người, mẹ lận đận, khó nhọc vì chồng con thế mà lúc nào mẹ cũng cười vui, mẹ không hề kêu ca than vãn.

Theo lời mẹ tôi kể, nhà ngoại tôi rất nghèo, nhà chỉ có vài thửa ruộng và dăm ba con trâu nuôi cho mướn. Ngoại có ba người con: người con trai đầu, mẹ tôi và dì tôi. Cậu hai được ông bà ngoại cho đi học chữ Nho, rồi chữ Pháp. Ngoại cưng yêu cậu lắm vì cậu là con một nối giòng nhưng chẳng may cậu lại chết sớm. Trong nhà một tay mẹ cáng đáng, hồi còn nhỏ mẹ tôi đã phải đi chăn trâu, cấy lúa… đêm về mẹ phải thức khuya làm thêm hàng mã, để sáng dậy sớm lên chợ Quận bán. Tuy vất vả, khó nhọc mẹ vẫn nổi tiếng xinh đẹp nhất vùng, cho đến bây giờ tuy mẹ tôi đã già, trán mẹ đã nhăn, da mẹ đã hóp vì trải bao năm khổ sở với chồng con tôi thấy mẹ vẫn có nhiều đường nét. Năm mẹ tôi mười sáu tuổi, ba tôi ở Đàlạt về nhờ mai mối dạm mẹ. Ba là con một, gia đình ba không giàu nhưng bà nội hiền lành, phúc hậu, hơn nữa giòng họ ba lớn, lại có danh vọng. Lúc đầu mẹ tôi không chịu nhưng sau họ hàng khuyên nhủ quá nên mẹ bằng lòng… Ngày đám cưới ba mẹ tôi được người nhắc nhở hoài. Nhiều lúc trong bữa cơm thân mật gia đình ba thường mỉm cười kể lể: Ngày xưa ba đâu tính lấy mẹ mày, vậy mà nội cứ bắt lấy cho bằng được. Ba kể cho chúng tôi nghe hôm nhận được thư

MẸ - THỨC LỆ



Nhớ nguồn sữa tình thương của mẹ
như giọng ru Tiên Thánh đêm ngày,
nuôi dưỡng con nên vóc hôm nay,
trong giấc ngủ vòng tay ấm áp.