Thứ Hai, 29 tháng 6, 2015

Hương Trầm Thơm - KIM HÀI


Một bó huệ trắng muốt, hương ngan ngát. Những mảnh trầm thơm nâu có thớ đen chạy chỉ nằm gọn gàng trong chiếc hộp màu, lục lăng bằng nhựa, trong suốt. Nhang lớn và dài, đường kính tròn to bằng ngón tay, vàng ngọt như cam thảo. 

Ngần ấy thức để ba me đi lễ chùa ngày mai. Ngày mai lễ lớn lắm. Lễ Phật Đản ấy mà. Áo dài của me đã được là kỹ. Hồi hôm, me gội đầu bằng lá thơm. Ba cho ủi lại bộ đồ vét. Anh Ngoạn săm se mãi bộ đồ hướng đạo. Anh ấy đi hướng đạo được hai năm rồi. Em xin đi mãi mà ba me chưa chịu cho đi. Ba me sợ em không đủ sức. Ba me hứa là sẽ bằng lòng khi nào em lên được lớp nhì. Gần quá, năm nay em chả học lớp ba là gì. Em lại học giỏi. Sang năm em sẽ cũng oai phong như anh Ngoạn cho mà xem. Nhưng đó là ý nghĩ của em mấy tháng trước kia. Bây giờ, ý của em lại khác. Vào hướng đạo. Em ham lắm, nhưng đợi đến sang năm, eo ôi em thấy lâu ơi là lâu. Chả vì tháng trước em vừa có một người bạn mới. Em cười một mình. Em mà kể vậy chắc không ai hiểu gì cả. 

Lời Giã Biệt - TRINH CHÍ



Kỷ niệm năm cuối cùng bậc Trung học.

Phượng hồng chín ửng đôi gò má
Trường nhỏ hè sang rủ nắng về
Tiếng khóc bầy ve rung khóm lá
Gieo sầu lên khắp cả hàng me.

Lớp học chiều nay im lặng quá
Giọng thầy êm ái tựa lời thơ:
“Ngày mai xa cách ngôi trường nhỏ
Em sẽ về đâu trong nắng mơ?

Về quê ngoại - ÁI THƠ


Chiếc đồng hồ ngoài phòng khách đàn lên một điệu nhạc trầm bổng rồi thong thả “bòn… bòn…”. Phượng đếm nhẩm trong miệng và thốt nhiên giật mình. Đã mười hai giờ khuya cơ à! Phượng chép miệng, đưa mắt nhìn quanh. Qua ánh sáng xanh dịu của chiếc đèn đêm, mấy đứa em nó đều đã triền miên trong giấc ngủ say. Phượng xoay sang phải rồi xoay sang trái cố dỗ giấc ngủ, nhưng vẫn thấy trằn trọc. Nó miên man nghĩ đến chuyến về quê sáng mai…

Quê ngoại Phượng ở Mỹ Tho, cách thị xã hơn 5 cây số đường xa lộ. Từ đường cái trải nhựa phải đi quanh co trong làng hơn một cây số nữa mới đến nhà ngoại Phượng.

Thương Những Con Tàu - KIM HÀI


Nắng đã nhạt trên đầu hàng cây kiểng trước nhà. Nhưng cơn nực mùa hạ vẫn còn âm ỉ trên mái tôn, trong những căn nhà của xóm Bàn Cờ đông đúc. Mai đi học về đã lâu. Má đã dọn cơm sẵn sàng trên bàn. Thế mà ba vẫn chưa về. Mọi bữa cứ đúng 6 giờ chiều là tiếng cười của ba đã vang đầu ngõ. Trong xóm ai cũng quí mến ba hết. Họ chào ba từ đầu ngõ đến tận cổng vào nhà. Bà Tư bán quán đã có lần khen ba là đáng quý. Mai cũng thương và kính ba lắm. Chiều khi ba đi làm về, Mai ra đón tận cổng để được ba nhấc bổng lên trên hai cánh tay khỏe mạnh. Những lúc ấy, Mai thường nắn nhẹ tay ba và hỏi tại sao tay ba lại đen và cứng thế, cứng như cây sắt cửa sổ nhà ông Tám ấy. Ba chỉ cười và lần nào cũng trả lời rằng có cứng mới có thể bế Mai mỗi chiều chứ. Tuy không bằng lòng nhưng Mai lại thấy sung sướng trước tình yêu thương trong tay bố. Ba Mai đi làm ở bến tàu. Ba bảo xa lắm, tận xa lộ, nên nhiều lần Mai đòi đi ba hứa có dịp sẽ mang Mai đi cùng. Đối với Mai, thế giới của ba làm việc là thế giới thật khó hiểu, mới lạ. Nhưng Mai không dám tò mò nhiều, bởi má vẫn bảo con gái tò mò lắm không nên. Đôi khi Mai gặng hỏi, ba chỉ nói là công việc ấy không dành cho con gái và cũng chẳng có gì mới lạ hết. Công việc của một người thợ sửa và chăm sóc những con tàu hư. Những con tàu khi ra khơi thì hùng dũng và oai nghiêm bao nhiêu, lúc về bến chậm chạp, im lìm bấy nhiêu. Theo ba, chỉ những con tàu hư mới thật tệ hại mà thôi. Đôi lúc vui miệng, Mai hỏi ba về những chuyến tàu, về công việc làm có mang lại cho ba thích thú không thì ba lại mỉm cười không đáp. Mai hỏi má, má cũng chỉ nhìn ba và rồi lại mỉm cười. Mai không hiểu gì cả.

Chủ Nhật, 28 tháng 6, 2015

Vượt Biển - HUỲNH CHÚC

Em chạy vội ra balcon, cúi người nhìn xuống sân nhà để chỉ kịp thấy bóng xe Honda quen thuộc vút ra đầu ngõ. Me đi rồi! Chị Hà đã đưa me đi. Em ngơ ngẩn nhìn xấp vải trắng mịn màng còn nằm trong đôi bàn tay. Xấp vải cứng mầu hồ, thơm mùi băng phiến. Như là một quên lãng vừa được khơi lên, một nhắc nhở về điều gì đã ngỡ là thân quen đến không còn khiến em bận tâm trong một chuỗi ngày dài vừa qua đó. Ồ! Em nghe lại rồi đây âm hưởng liến thoắng của lời hứa hẹn hôm nào:

- “Con sẽ may tã lót cho em bé, me nhé! May cả áo nữa. Me bảo chị Hà chỉ cho con, con may”.

Hình như me đã nhìn em âu yếm, đã để cảm xúc bừng lên mắt, nồng lên môi. Dù me biết rằng có thể dự định của em sẽ mãi là dự định, là những nao nức thường ít khi nào thành.

Thứ Hai, 22 tháng 6, 2015

Chuyện Mùa Hè - MINH QUÂN


Năm nào cũng vậy, cứ sắp vào hè là bầu không khí trong gia đình tôi sôi động, hào hứng. Ba tôi vẫn hứa : “gắng học giỏi đi rồi hè ba cho đi nghỉ với mẹ bay!”. Câu đó đã là nguồn hứng khởi, là niềm tin tưởng trong suốt một năm dài đèn sách của chúng tôi, y như bó cỏ non dứ dứ trước đầu con ngựa đang kéo cỗ xe nặng nhọc suốt đoạn đường dài ; cỏ ngon ngọt, thơm tho, tươi mát nhưng nó cứ ẩn hiện tà tà trước mắt ngựa cũng như cái câu bất hủ của ba tôi. Mặc dù vậy, ngày tháng cứ tuần tự trôi qua và hè đến. Mẹ con tôi sắp đặt chương trình cẩn thận, tỉ mỉ ghê đi : trong va ly mẹ có áo tắm, áo khoác, mà cũng có cả áo mưa, áo len.

Năm nay, vì lý do đặc biệt : Chị Hà phải học thêm ngoại ngữ, không đi với mẹ và chúng tôi. Hai người lớn thì lo thi cử nên chuyện nghỉ hè sẽ thực hiện sau khi thi… đậu (hay gì đó còn tùy quyết định của ba tôi). Đầu óc tôi rối beng, còn nghĩ đến chuyện ai, ngoài chuyện mình cho nổi?

Chiếc Áo Mưa Của Ba - MỘNG DU


Sáng nay trời lại mưa, những giọt nước trong vắt đan kín ngoài cửa sổ, buổi sáng trời mưa làm không gian xám lại, và dường như thời gian lười biếng trôi lê thê trong cơn ngái ngủ. Tôi chán nản nhìn ra khung cửa sổ, cứ mỗi lần tôi sửa soạn đi học là ông trời khóc, mà mỗi khi ông ấy khóc thì tôi muốn… khóc theo. Chẳng phải tôi đa cảm đa sầu đến nỗi nhìn mưa rơi mà khóc, tôi ghét mưa, bởi vì tí nữa đi học tôi phải chui vào tấm poncho thùng thình của ba tôi. Ba chở tôi và cu Tí lên trường bằng xe gắn máy. Nhà nghèo, chúng tôi không có áo mưa riêng nên ba mẹ bắt hai chị em tránh mưa trong tấm áo mưa của ba. Mẹ tôi nói : thế cho tiện lợi. Phần tôi, tôi ngượng làm sao mỗi khi ngồi bít bùng trong đó, cứ tưởng tượng người đi đường nhòm ngó tôi đã thẹn lên rồi, chứ nói chi đến lũ bạn lắm mồm của tôi.

Thoát Hiểm - ÁI THƠ


Bầu trời xám xịt, buồn u ám với những đám mây giăng thật thấp. Gió thổi từng cơn giá buốt. Từng hạt mưa bụi lất phất rơi. Vạn vật như não nề trong khung trời ảm đạm.

Tuân kéo cao cổ áo, so vai. Lạnh thật chứ phải chơi! Giá biết 2 giờ Việt văn này giáo sư nghỉ, mình ở nhà có phải thú hơn! Tuân thầm nghĩ. Trong lớp, lũ bạn đã kéo nhau xuống sân chơi hết cả rồi, chỉ còn mấy đứa đang tụ họp ở bàn cuối. Tuân lôi ra tập giấy nháp, ngồi suy nghĩ. Khung cảnh này mà làm thơ mới tuyệt! Thơ Xuân nữa chứ lỵ! Năm nay mình phải có mặt trong giai phẩm Xuân của nhà trường mới được!

Quê Hương Và Mộng Ước - Thanh Mai & Quốc Dũng


Thứ Năm, 18 tháng 6, 2015

Quốc Văn Giáo Khoa Thư - Lớp Dự Bị


Quốc Văn Giáo Khoa Thư - Lớp Đồng Ấu


Tuổi Ngọc số 154 - ra ngày 20-02-1975

Trong 1 dịp tình cờ Thục Đoan được làm quen với chị Cslemp Slem - cựu nữ sinh trường Trưng Vương - chị từng viết văn với bút hiệu Thúy Ái. Chị giữ được nguyên vẹn tờ báo Tuổi Ngọc số 154 và đã gửi tặng TĐ qua FB. Vì những bài đăng hay share trên FBsẽ bị "trôi" mất theo thời gian nên TĐ tạo album cho tờ báo để lưu lại và xem cho dễ dàng.
Chân thành cám ơn chị Cslemp Slem.


Bài học kinh điển từ "Ông lão an mày và đại gia Rolls Royce" - TRI THỨC TRẺ



Từ một cuộc đối thoại ngắn giữa ông lão ăn mày và đại gia ngồi trên chiếc Rolls Royce, người ta có thể nhận ra không ít bài học ý nghĩa trong đó. Câu chuyện này ngày hôm nay đã được rất nhiều cư dân mạng chia sẻ lại.