Thứ Bảy, 24 tháng 9, 2016

Chiếc Lồng Đèn - THƯƠNG VŨ MINH


Đêm nay là đêm trung thu. Trăng lên từ lúc nãy, tròn vành vạnh trông dễ thương ác. Hình như chị Hằng mắc cỡ lắm, nên tí xíu lại trốn vô mây. Nhưng ngại chi, miễn có chị là sướng rồi. Năm ngoái chị bị tụi con nít chọc quá trời nên thẹn thò ẩn mặt luôn. Báo hại bé chờ cả buổi rồi sùng chị quá vứt cả đèn chui vô mùng khóc. Năm ni hẳn chị ấy sợ bé rươm rướm giọt lệ nữa nên mới có 7 giờ đã vội vàng lên. Bé vui kinh khủng, mặc áo đầm hồng, đầu thắt nơ con bướm và chiếc lồng đèn cũng con bướm nốt. Ngoài sân nhà bé thì khỏi chê luôn, đèn màu buông lòa xòa trên các cành bông xanh, nhấp nháy xuống mặt bàn phủ vải hoa đầy bánh trung thu, bánh dẻo, kẹo sô cô la, kẹo trái cây vừa dòm vào đã thèm chảy nước miếng. Nhà bé trừ chị Hoa và anh Tâm ra, còn từ anh Thành trở xuống chị Tuyết chị Yến đều có lồng đèn hết. Đáng lẽ anh Thành bị miễn vì bị má gán cho cái danh là… to đầu. Má nói:

Trăng Thu - PHƯƠNG KHANH

Dinh Thống Nhất, chợ Bến Thành, cảng Nhà Rồng hay nhà thờ Đức Bà ... là những công trình, địa danh nổi tiếng khiến nhiều khách phương xa muốn ghé thăm mỗi khi đặt chân đến TP.HCM.


Ước Mơ Rực Cháy - PHAN KHƯƠNG THÁI

Thằng Liêm mang một tâm trạng mâu thuẫn. Nó đếm từng ngày chờ Trung Thu, cùng với việc trông đợi chị Điệp. Chị mà không về, Liêm sẽ không có lồng đèn, không bánh trái. Và má nó, chắc khỏi cúng rằm. Nếu vậy, Liêm ước gì Tết Nhi Đồng chầm chậm hãy đến. Bởi vì chị Điệp hay “quên” về lắm. Tuy chỗ chị giúp việc có thể nói là gần nhà. Lần trước chị hứa dẫn Liêm đi mua cặp, sách mùa tựu trường. Rồi chị trễ hẹn. Vài ngày sau, chị giải thích với má: tại chị mê coi cải lương trên đài truyền hình nên quên lửng. Chuyện đó Liêm “bỏ qua”, nhưng bận này Liêm sẽ giận chị, nếu…

Kẻ Nghèo Bắt Được Vàng - MINH QUÂN


Vùng Ardennes trải qua nhiều thế kỷ từng chịu đựng không biết bao nhiêu là trận giặc, giặc to, giặc vừa vừa, giặc nhỏ… Nếu các nhà viết sử quan tâm đúng mức thì e rằng tốn không biết bao nhiêu trang giấy, bao nhiêu lọ mực chứ không phải chuyện tầm thường! Vâng! Sự thực nó là như vậy, Ardennes là vùng bị vó ngựa quân thù băng ngang nhiều nhất mỗi khi muốn chiếm lĩnh, xâm lấn nước Pháp, một quốc gia mà chúng cho là giầu có, mầu mỡ nhất Âu Châu!

Cắp Bánh - ĐÌNH


Thứ Năm, 15 tháng 9, 2016

Trông Trăng Nói Chuyện - Q.D.

Tiếng Pháp là “La Lune” tiếng Anh là “the Moon” tiếng Nhật là “tsuki” tiếng ta là “trăng” hay gọi theo danh từ hán văn là “nguyệt”. Chung qui cũng chỉ là một khối vàng óng ánh, đêm đêm hội ngộ cùng nhân loại. Ấy vậy mà không ai nghĩ giống ai về mặt trăng. Bạn chỉ hỏi một người lớn và một đứa trẻ con, một thi sĩ và một nhà khoa học, một người dân nông thôn và một người thành thị, một cậu trai và một cô gái… bạn sẽ thấy cái ý niệm về trăng của họ hoàn toàn khác biệt. Kể ra cũng là một cái hay hay nên QD sẽ hướng dẫn các bạn đi vào ý nghĩ về trăng của một số người…

1. NGOẠI DIỆN

Vào những đêm 15, 16 âm lịch hay tốt nhất là đêm Trung Thu, trong lúc mọi người trong gia đình quây quần quanh đĩa bánh nướng, bánh dẻo và khay trà ướp hoa nhài, hoa sói bốc hương thơm phức ; bạn hãy chịu khó rời khỏi cảnh ấm cúng đó một chút (nếu có thèm ăn bánh thì bảo em nó để phần cho, lát ăn sau cũng ngon chán!) chúng mình đi ngắm trăng.

Trung Thu Tuổi Hoa - QUYÊN DI

CÔ NHI VIỆN VINH SƠN
15-9 ĐÊM TRUNG THU 1970

Mưa đang gieo nặng hột, chẳng thấy chị Hằng đâu cả. Chuyện này không lấy gì làm lạ vì mấy năm trước, Trung thu cũng mưa như thế. Tôi nhớ có người đã đùa bảo rằng: “Ở Sàigòn nếu Trung thu không mưa thì không còn ra Trung thu nữa”. Mưa mát thật nhưng sao trông như những dòng nước mắt?

Tôi mệt quá, cả một ngày từ sáng sớm đến xế chiều, chạy đi chạy lại hò hét thật lớn, để cho đến bây giờ chân tay rời rã, mi mắt muốn sụp xuống, đầu óc lộn xộn, giọng nói khàn khàn. Vậy mà tôi vẫn muốn ngồi ở bàn viết hơn là nằm trên giường ấm, bởi vì muốn ghi lại bao nhiêu tình cảm dồn dập đã đến với tôi trong ngày hôm nay ; nếu không ghi hết được một lúc thì cũng phải được vài trang, có lẽ như vậy rồi mới yên tâm đi ngủ…

Thứ Sáu, 9 tháng 9, 2016

Thế Giới Học Trò (II) - QUYÊN DI


ĂN QUÀ
(bài thứ hai)

Học trò ăn quà dài dài, bởi vậy nên mới có bài lần này “ “ăn quà trước cổng trường” tiếp theo bài “ăn quà trong lớp” ở số trước.

Ta vẫn nghe câu thơ giễu học trò rằng:

Học trò thò lò mũi xanh
Cầm tấm bánh đúc chạy quanh nhà trường.

Thế Giới Học Trò (I) - QUYÊN DI


VÀI LỜI GIAO DUYÊN: 
Kể từ ngày Ngàn Thông âm thầm nhắm mắt, không kịp từ biệt bà con độc giả, anh em trong ban biên tập ai cũng buồn héo gan nát mật. Riêng tôi thì treo bút lên xà nhà, ngán cho tình đời… đen bạc! Ngày ngày chỉ biết lấy những giờ dạy học làm vui. Thế giới học trò quả là một thế giới thân ái và dễ thương! Đây có thể coi như một lời tâm sự với bạn đọc Thiếu Nhi, Những giờ dạy, những buổi tiếp xúc với học sinh quả là niềm an ủi cho những ai mến yêu tuổi trẻ mà đang gặp những thất vọng, buồn chán vì hoàn cảnh. 

Treo bút lâu cũng đâm chán, nghiệp viết lách khi đã lỡ mắc vào người thì “nạn nhân” không thể ngồi chơi xơi nước hoài hoài được. Bởi vậy, nay được phép của chú Chủ biên Thiếu Nhi, tôi vui mừng cầm bút trở lại, để tiếp xúc với các bạn độc giả của Thiếu Nhi. Tôi không biết viết gì khác, ngoài những câu chuyện xảy ra trong THẾ GIỚI HỌC TRÒ, một thế giới đầy âm thanh, màu sắc, đầy tình cảm vui, buồn mà tôi được sống trong đó với tư cách một người thầy trong bảy, tám năm qua. Lời giao duyên “vô duyên” chỉ có vậy. Nay xin được bắt đầu.

Tôi Làm Thợ Cạo - VŨ KÝ


Thiên hạ thường chỉ chịu đi hớt tóc các ngày chủ nhật, lỡ chủ nhật này thì họ chờ đến chủ nhật sau, tóc không dài bao nhiêu mà sợ. Cửa tiệm của tôi mới mở còn nghèo nàn, nên tôi không dám thuê người phụ.

Từ lúc nhỏ còn cầm cái hộp gỗ đi lang thang trong các ngõ hẻm để tìm những cái đầu con nít bù xù cho đến lúc có cửa tiệm đàng hoàng, tôi đã tiến khá nhanh.

Con Búp Bê Của Na - PHƯƠNG VY

Tôi đẩy cửa bước vào, Na đang lui cui ở góc nhà, vẫn không hay biết. Tôi rón rén đến sau lưng Na, đưa tay bịt mắt em. Na giật bắn người rồi kêu lên:

– Ai vậy?

Tôi khúc khích cười. Na phụng phịu:

– Chị Nguyện hé? Em biết ngay cơ.

Tôi buông tay ra, bế xốc Na lên, hôn vào hai má phinh phính của em.

Na là em họ tôi. Ba tôi với má Na là anh em ruột. Nhà tôi nghèo, nhà Na còn nghèo hơn. Cũng bởi lẽ đó nên hai gia đình thật thương yêu nhau. Na lên bảy, học lớp tư. Trong số tám anh chị em Na, tôi yêu Na nhất. Ba Na đã gục ngã ở chiến trường từ mấy năm nay. Hai anh lớn của Na phải gửi nội tôi nuôi. Má Na phải chật vật lắm mới nuôi nổi sáu đứa con ăn học. Cô tôi lận đận suốt từ thuở lấy chồng đến giờ. Gia đình tôi tuy hết lòng thương cô mà cũng chỉ giúp đỡ được chút ít. Hằng ngày cô gánh rau muống ra chợ bán, đi từ sáng sớm đến sẫm tối mới về. Ba tôi chỉ là một viên tùy phái, mẹ tôi bán tạp hóa, cũng phải nuôi cả một đàn con, lấy đâu giúp đỡ cô tôi. Chỉ có tình thương thì rất nhiều. Hai gia đình vẫn đi lại luôn.