CHƯƠNG V
HAI ANH EM
Buổi chiều, đường Lê Lai trở thành một cơ sở phát hành báo chí lộ thiên vĩ đại.
Trên lề đường, dưới mặt lộ, tràn ngập những tờ báo được trải rộng ra trước khi được gấp lại mỗi tờ theo một lối riêng.
Người lớn, trẻ con, đàn ông, đàn bà làm việc như máy.
Công việc của họ đáng lẽ phải là công việc của máy móc, công việc của nhà in.
Biết vậy, họ vẫn không một lời ta thán, luôn tay gấp đôi tờ giấy rộng, gạt cho thành nếp bằng một chiếc thẻ tre dài, rồi gấp lại một lần nữa theo chiều dọc hay chiều ngang tùy ý thích của chủ nhân tờ báo.
Chiều hôm nay, vì một biến cố gì đây, báo ra trễ. Mọi người, kẻ ăn quà, kẻ hút thuốc, nói chuyện khào.
Đứng tách riêng ra một chỗ thủ thỉ với nhau là một cậu trai trạc 17, 18 tuổi và một cô gái mới độ 13 tuổi, cả hai hãy còn dáng điệu học trò.
Cả hai đều có khuôn mặt trái soan, mắt sáng, miệng tươi, nhưng nước da sạm nắng. Áo quần cũ kỹ, họ có vẻ nghèo hơn tất cả những người cùng nghề nhưng đã thành thạo từ lâu. Nếu không để ý đến mái tóc chải gọn gàng và mười đầu móng tay sạch sẽ, đố ai có thể ngờ được rằng những thanh thiếu niên lam lũ ấy vẫn chưa rời khỏi ghế nhà trường.
- Út à ! Cậu trai hỏi. Tao đố mày những lúc anh em mình làm việc thế này, tao nghĩ đến ai nhiều nhất ?
- Em còn lạ! cô gái đáp. Anh nghĩ đến anh Di.
- Ủa I Sao mày đoán hay vậy ?
- Tại vì em cũng nghĩ đến anh ấy. Mình làm việc vui ghê. Nếu có anh Di, vừa làm việc vừa nói tía lia, còn vui biết bao nhiêu.
Mặt đứa con trai thoáng tươi được một giây lại tối sầm ngay lại. Nó nói:
- Đã lâu ớn rồi, sáu bẩy năm nay anh em mình đã ở qua mấy tỉnh, nay về đến tận đô thành mà cũng chẳng thấy anh đâu. Không biết anh còn sống hay đã chết ?
- Ảnh khỏe vậy, làm sao chết được? Ảnh cũng giỏi nữa.
- Ờ há ! Anh Di giỏi thiệt đó. Cứ xem ngày trước ảnh ở nhà mà làm toán, làm luận ăn đứt tất cả những thằng đầu lớp thì đủ biết. Nếu bây giờ ảnh cũng phải làm cái công việc đi đưa báo như anh em mình thì thật là hoài của.
- Em vái trời cho anh ấy được sung sướng hơn anh em mình.
Mấy chiếc xe hơi nối đuôi nhau sịch tới. Mọi người reo vui:
- A a, báo tới, báo tới!
Ai nấy xúm xít, làm việc rào rào như một đàn ong.
Thoáng một cái, những tờ báo có tôn chỉ khác nhau và nói lên những nguyện vọng cũng khác nhau đều ngoan ngoãn nằm im lìm kế bên nhau trong những chiếc cặp vắt ngửa ở đàng trước, ở đàng sau những chiếc xe gắn máy.
Họ phóng đi veo veo, mỗi người một ngả. Lơ thơ còn lại mấy người chậm chạp đang lúng túng với những chiếc xe đạp cũ kỹ.
Hai anh em sửa soạn vừa xong. Cậu trai chưa kịp nhẩy lên yên bỗng giật mình thấy có một người to lớn từ đâu tới ôm chặt lấy hai vai và cất tiếng ồm ồm :
- Trời đất quỷ thần ơi! Ai như là cậu Tề ! Đúng cậu Tề đây mà !
Y buông tay, ngó sang bên, reo :
- Cả cô Út nữa ! Trời ơi! Cô út! Gặp cô, tôi mừng quá. Cô cậu còn nhớ tôi không ?
Cả hai cùng nhíu mày, rồi cùng đồng thanh đáp :
- Nhớ ra rồi. Chú Bộc phải không ?
- Phải rồi, chú Bộc đây.
Tề cười tươi, khen:
- Hèn lâu không gập, bây giờ chú Bộc mập và trắng ra đó. Nếu chú không gọi, chúng cháu không nhận ra được chú đâu.
Bình hỏi:
- Chú Bộc làm gì ở đây? Cháu tưởng ngày ấy chú về Châu Đốc rồi chứ ?
- Chuyện dài lắm, cô cậu ơi! Gặp cô cậu, tôi mừng lắm, muốn nói chuyện thật nhiều.
- Nhưng bây giờ chúng cháu phải đi bỏ báo cho kịp giờ, kẻo người ta mong, Tề nói.
- Đến mấy giờ mới xong hả cậu?
- Bữa nay, báo ra trễ, dám đến sáu rưỡi, bẩy giờ bỏ mới hết.
- Thế bẩy giờ tôi có thể gặp cô cậu ở đâu cho tiện nào?
- Chắc không được đâu, chú Bộc. Bẩy giờ chúng cháu phải về nhà ngay kẻo ba má trông.
- Rầy nhỉ? Bộc suy nghĩ rồi tiếp. Lâu lắm tôi mới gặp lại được cô cậu, nhớ muốn chết! Chưa nói chuyện được tiếng nào. Không lẽ ...
- Thôi được, Tề cắt lời. Nếu chú muốn gặp thì mười hai giờ trưa mai, chú đón ở trước cửa trường Kiến Thiết, đường Phan Đình Phùng. Hai đứa chúng cháu đều học ở đấy.
Bộc hớn hở đáp :
- Vâng. Thế thì hay quá. Trưa mai, tôi tới đón cô cậu, rồi cô cậu dẫn tôi về nhà chào ông bà nhé.
- Được rồi. Chú về nhé. Chúng cháu đi đây. Hôm nay muộn quá !
Hai anh em trước khi đạp xe đi hai ngả còn nói với thêm một câu với nhau :
- Anh Hai à! Gặp chú Bộc, mình quên không hỏi thăm chú ấy có gặp anh Di ở đâu không.
- Bất tất phải hỏi cũng biết là chú ấy không gặp. Nếu có, chú ấy đã khoe ngay.
- Ờ há!
Bẩy giờ tối, hai anh em hấp tấp về nhà. Dựng xe vào một xó, mỗi người lại một công một việc lo bữa cơm tối đỡ cho mẹ chúng đi bán chưa về.
Ông Thúc tuổi mới bốn mươi ngoài, nằm bẹp bên cạnh bàn đèn thuốc phiện, hom hem hơn ông lão sáu mươi.
Những lúc nhà vắng hoe, vợ đi chợ, con đi học, ông nằm một mình suy gẫm đến cái giá ông phải trả cho những năm ông hái ra tiền, và cái giá ông được hưởng đối với những ngày lao đao lận đận.
Thằng Di rời khỏi nhà được mấy ngày thì ông đầu tỉnh nổi tiếng thanh liêm cũng đi khỏi tỉnh.
Chiếc xe tham nhũng mất bộ thắng tốt cứ lao đi, không kể sống chết. Tiền vô như nước giúp cho ông nguôi ngoai được những nỗi buồn riêng. Nhưng một khi đồng tiền kiếm được một cách quá dễ dàng, người ta không thể không ăn chơi cho phỉ chí. Người đàn ông cần men rượu và khói thuốc để làm ngơ với tiếng nói của lương tâm, cũng như người đàn bà phải có cây bài lá bạc mới chôn lấp hết những thì giờ trống rỗng.
Phong trào bài trừ tham nhũng nổi lên đúng lúc ông Thúc quỵ hẳn trước quyền phép của ả Phù Dung. Ông Trưởng ty hào hoa phong nhã đã một sớm một chiều trở thành một tên ghiền thực thụ.
Bà Trưởng ty cũng bệ rạc không kém. Người ta cờ bạc còn có canh đỏ canh đen, sao bà gỡ ra chẳng được, cứ một mực gỡ vào !
Tiền bạc cứ thế cạn dần, cạn dần...
Cả một tập đoàn tham nhũng bị điều tra.
Không có thì giờ tiêu hóa thong thả số tiền phi nghĩa còn giữ lại được ít nhiều, ông Trưởng ty mất chức đành ói hết ra để chạy tội.
Cái vòng lẩn quẩn "tham nhũng đang xuống nuôi tham nhũng mới lên" quay thật lẹ.
Cuộc điều tra kết thúc, vị Trưởng ty ở đồng bằng được đổi lên miền núi làm một công chức quèn để có thì giờ suy tư đến lẽ thịnh suy của con người và của đất nước.
Hại thay, ở đây ông lại có đủ cả ba điều kiện về thiên thời, địa lợi và nhân hòa để đi sâu vào con đường nghiện ngập.
Căn bệnh sẽ không còn thuốc chửa nếu ông không dứt khoát xin thôi việc để về thủ đô liệu kế làm ăn.
Nhưng ở chốn phồn hoa đô hội, mỗi mỗi cái gì cũng đắt như vàng, tất cả tiền nong vợ chồng ông còn dành dụm được đổ ra chỉ đủ sang lại một căn nhà ổ chuột.
Thằng Tề, con Bình phải đi đưa báo tháng cho người ta lấy tiền trả học phí trong khi mẹ chúng làm bánh đi bán kiếm kế sinh nhai.
Gia đình vất vả như vậy mà vui hơn những ngày hái ra tiền. Vợ chồng đã biết thương yêu nhau, cùng cắn răng chịu đựng, không ta thán, không tiếc nuối. Con cái hiếu thảo, lo học hành, lo làm việc, lo cho cha mẹ, lo cho tương lai.
Mãi cho đến khi cả nhà bốn người vui vẻ vây quanh mâm cơm đạm bạc, thằng Tề mới sực nhớ đến chuyện ban chiều. Nó hỏi :
- Ba má còn nhớ chú Bộc ở cho nhà mình ngày trước không ? Chúng con vừa gặp chú ấy chiều hôm nay ở chợ báo đường Lê Lai.
- Nhớ, thằng Bộc ở Châu Đốc chứ gì ! ông Thúc đáp. Nó vốn người làm ruộng, lên đây làm gì ?
- Chúng con vội quá cũng chưa kịp hỏi.
- Chú ấy hẹn ngày mai đón chúng con ở cổng trường đó, bé Bình khoe.
- Chi vậy ? Bà Thúc ngưng đũa hỏi.
- Để hỏi thăm chuyện nhà mình đó má. Chú ấy cũng muốn chúng con dẫn về nhà chào
má nữa.
- Thôi, khỏi! Bà Thúc sẵng giọng gạt đi.
Tề hơi sững sờ một chút, song hiểu ra ngay.
Nó giảng cho em nó hiểu :
- Má không muốn chú Bộc thấy cảnh nghèo của nhà mình, sợ chú ấy coi thường.
- À! Má không thích thì thôi,.
- Kệ nó, sợ gì! Ông Thúc chậm rãi nói. Ở cái đời loạn xà ngầu này, ông hóa ra thằng, thằng hóa ra ông dễ như trở bàn tay, hơi sức đâu chấp nhất đến ba cái lặt vặt đó.
"Các con này, nếu nó hỏi cho có lệ thì liệu mà gạt đi. Bằng ngược lại, nó có vẻ thiết tha muốn tới thì cứ cho nó tới. Hẹp gì !...
- Cũng được, bà Thúc gật đầu đồng ý.
Ông buông đũa xuống, trầm ngâm:
- Xét cho cùng, gia đình mình vẫn chưa đến nỗi nào. Tôi còn đủ sức tìm sinh kế. Chỉ kẹt mỗi một "Cô Ba" thôi. Nhưng dù sao, sớm hay muộn, cũng phải chừa chứ không thể đa mang mãi thế này được. Trời thương, tôi mạnh khỏe lại, có công ăn việc làm, bà sẽ đỡ vất vả và các con cũng đỡ mất thì giờ lo kiếm sống thay cho bố mẹ.
- Thì tôi cũng chỉ mong có thế.
Hai mái đầu xanh đã chúi vào sách vở trong khi người mẹ lo thu dọn bát đĩa và người cha giương mục kỉnh lên coi tờ báo cũ mượn bên hàng xóm.
Trên lề đường, dưới mặt lộ, tràn ngập những tờ báo được trải rộng ra trước khi được gấp lại mỗi tờ theo một lối riêng.
Người lớn, trẻ con, đàn ông, đàn bà làm việc như máy.
Công việc của họ đáng lẽ phải là công việc của máy móc, công việc của nhà in.
Biết vậy, họ vẫn không một lời ta thán, luôn tay gấp đôi tờ giấy rộng, gạt cho thành nếp bằng một chiếc thẻ tre dài, rồi gấp lại một lần nữa theo chiều dọc hay chiều ngang tùy ý thích của chủ nhân tờ báo.
Chiều hôm nay, vì một biến cố gì đây, báo ra trễ. Mọi người, kẻ ăn quà, kẻ hút thuốc, nói chuyện khào.
Đứng tách riêng ra một chỗ thủ thỉ với nhau là một cậu trai trạc 17, 18 tuổi và một cô gái mới độ 13 tuổi, cả hai hãy còn dáng điệu học trò.
Cả hai đều có khuôn mặt trái soan, mắt sáng, miệng tươi, nhưng nước da sạm nắng. Áo quần cũ kỹ, họ có vẻ nghèo hơn tất cả những người cùng nghề nhưng đã thành thạo từ lâu. Nếu không để ý đến mái tóc chải gọn gàng và mười đầu móng tay sạch sẽ, đố ai có thể ngờ được rằng những thanh thiếu niên lam lũ ấy vẫn chưa rời khỏi ghế nhà trường.
- Út à ! Cậu trai hỏi. Tao đố mày những lúc anh em mình làm việc thế này, tao nghĩ đến ai nhiều nhất ?
- Em còn lạ! cô gái đáp. Anh nghĩ đến anh Di.
- Ủa I Sao mày đoán hay vậy ?
- Tại vì em cũng nghĩ đến anh ấy. Mình làm việc vui ghê. Nếu có anh Di, vừa làm việc vừa nói tía lia, còn vui biết bao nhiêu.
Mặt đứa con trai thoáng tươi được một giây lại tối sầm ngay lại. Nó nói:
- Đã lâu ớn rồi, sáu bẩy năm nay anh em mình đã ở qua mấy tỉnh, nay về đến tận đô thành mà cũng chẳng thấy anh đâu. Không biết anh còn sống hay đã chết ?
- Ảnh khỏe vậy, làm sao chết được? Ảnh cũng giỏi nữa.
- Ờ há ! Anh Di giỏi thiệt đó. Cứ xem ngày trước ảnh ở nhà mà làm toán, làm luận ăn đứt tất cả những thằng đầu lớp thì đủ biết. Nếu bây giờ ảnh cũng phải làm cái công việc đi đưa báo như anh em mình thì thật là hoài của.
- Em vái trời cho anh ấy được sung sướng hơn anh em mình.
Mấy chiếc xe hơi nối đuôi nhau sịch tới. Mọi người reo vui:
- A a, báo tới, báo tới!
Ai nấy xúm xít, làm việc rào rào như một đàn ong.
Thoáng một cái, những tờ báo có tôn chỉ khác nhau và nói lên những nguyện vọng cũng khác nhau đều ngoan ngoãn nằm im lìm kế bên nhau trong những chiếc cặp vắt ngửa ở đàng trước, ở đàng sau những chiếc xe gắn máy.
Họ phóng đi veo veo, mỗi người một ngả. Lơ thơ còn lại mấy người chậm chạp đang lúng túng với những chiếc xe đạp cũ kỹ.
Hai anh em sửa soạn vừa xong. Cậu trai chưa kịp nhẩy lên yên bỗng giật mình thấy có một người to lớn từ đâu tới ôm chặt lấy hai vai và cất tiếng ồm ồm :
- Trời đất quỷ thần ơi! Ai như là cậu Tề ! Đúng cậu Tề đây mà !
Y buông tay, ngó sang bên, reo :
- Cả cô Út nữa ! Trời ơi! Cô út! Gặp cô, tôi mừng quá. Cô cậu còn nhớ tôi không ?
Cả hai cùng nhíu mày, rồi cùng đồng thanh đáp :
- Nhớ ra rồi. Chú Bộc phải không ?
- Phải rồi, chú Bộc đây.
Tề cười tươi, khen:
- Hèn lâu không gập, bây giờ chú Bộc mập và trắng ra đó. Nếu chú không gọi, chúng cháu không nhận ra được chú đâu.
Bình hỏi:
- Chú Bộc làm gì ở đây? Cháu tưởng ngày ấy chú về Châu Đốc rồi chứ ?
- Chuyện dài lắm, cô cậu ơi! Gặp cô cậu, tôi mừng lắm, muốn nói chuyện thật nhiều.
- Nhưng bây giờ chúng cháu phải đi bỏ báo cho kịp giờ, kẻo người ta mong, Tề nói.
- Đến mấy giờ mới xong hả cậu?
- Bữa nay, báo ra trễ, dám đến sáu rưỡi, bẩy giờ bỏ mới hết.
- Thế bẩy giờ tôi có thể gặp cô cậu ở đâu cho tiện nào?
- Chắc không được đâu, chú Bộc. Bẩy giờ chúng cháu phải về nhà ngay kẻo ba má trông.
- Rầy nhỉ? Bộc suy nghĩ rồi tiếp. Lâu lắm tôi mới gặp lại được cô cậu, nhớ muốn chết! Chưa nói chuyện được tiếng nào. Không lẽ ...
- Thôi được, Tề cắt lời. Nếu chú muốn gặp thì mười hai giờ trưa mai, chú đón ở trước cửa trường Kiến Thiết, đường Phan Đình Phùng. Hai đứa chúng cháu đều học ở đấy.
Bộc hớn hở đáp :
- Vâng. Thế thì hay quá. Trưa mai, tôi tới đón cô cậu, rồi cô cậu dẫn tôi về nhà chào ông bà nhé.
- Được rồi. Chú về nhé. Chúng cháu đi đây. Hôm nay muộn quá !
Hai anh em trước khi đạp xe đi hai ngả còn nói với thêm một câu với nhau :
- Anh Hai à! Gặp chú Bộc, mình quên không hỏi thăm chú ấy có gặp anh Di ở đâu không.
- Bất tất phải hỏi cũng biết là chú ấy không gặp. Nếu có, chú ấy đã khoe ngay.
- Ờ há!
Bẩy giờ tối, hai anh em hấp tấp về nhà. Dựng xe vào một xó, mỗi người lại một công một việc lo bữa cơm tối đỡ cho mẹ chúng đi bán chưa về.
Ông Thúc tuổi mới bốn mươi ngoài, nằm bẹp bên cạnh bàn đèn thuốc phiện, hom hem hơn ông lão sáu mươi.
Những lúc nhà vắng hoe, vợ đi chợ, con đi học, ông nằm một mình suy gẫm đến cái giá ông phải trả cho những năm ông hái ra tiền, và cái giá ông được hưởng đối với những ngày lao đao lận đận.
Thằng Di rời khỏi nhà được mấy ngày thì ông đầu tỉnh nổi tiếng thanh liêm cũng đi khỏi tỉnh.
Chiếc xe tham nhũng mất bộ thắng tốt cứ lao đi, không kể sống chết. Tiền vô như nước giúp cho ông nguôi ngoai được những nỗi buồn riêng. Nhưng một khi đồng tiền kiếm được một cách quá dễ dàng, người ta không thể không ăn chơi cho phỉ chí. Người đàn ông cần men rượu và khói thuốc để làm ngơ với tiếng nói của lương tâm, cũng như người đàn bà phải có cây bài lá bạc mới chôn lấp hết những thì giờ trống rỗng.
Phong trào bài trừ tham nhũng nổi lên đúng lúc ông Thúc quỵ hẳn trước quyền phép của ả Phù Dung. Ông Trưởng ty hào hoa phong nhã đã một sớm một chiều trở thành một tên ghiền thực thụ.
Bà Trưởng ty cũng bệ rạc không kém. Người ta cờ bạc còn có canh đỏ canh đen, sao bà gỡ ra chẳng được, cứ một mực gỡ vào !
Tiền bạc cứ thế cạn dần, cạn dần...
Cả một tập đoàn tham nhũng bị điều tra.
Không có thì giờ tiêu hóa thong thả số tiền phi nghĩa còn giữ lại được ít nhiều, ông Trưởng ty mất chức đành ói hết ra để chạy tội.
Cái vòng lẩn quẩn "tham nhũng đang xuống nuôi tham nhũng mới lên" quay thật lẹ.
Cuộc điều tra kết thúc, vị Trưởng ty ở đồng bằng được đổi lên miền núi làm một công chức quèn để có thì giờ suy tư đến lẽ thịnh suy của con người và của đất nước.
Hại thay, ở đây ông lại có đủ cả ba điều kiện về thiên thời, địa lợi và nhân hòa để đi sâu vào con đường nghiện ngập.
Căn bệnh sẽ không còn thuốc chửa nếu ông không dứt khoát xin thôi việc để về thủ đô liệu kế làm ăn.
Nhưng ở chốn phồn hoa đô hội, mỗi mỗi cái gì cũng đắt như vàng, tất cả tiền nong vợ chồng ông còn dành dụm được đổ ra chỉ đủ sang lại một căn nhà ổ chuột.
Thằng Tề, con Bình phải đi đưa báo tháng cho người ta lấy tiền trả học phí trong khi mẹ chúng làm bánh đi bán kiếm kế sinh nhai.
Gia đình vất vả như vậy mà vui hơn những ngày hái ra tiền. Vợ chồng đã biết thương yêu nhau, cùng cắn răng chịu đựng, không ta thán, không tiếc nuối. Con cái hiếu thảo, lo học hành, lo làm việc, lo cho cha mẹ, lo cho tương lai.
Mãi cho đến khi cả nhà bốn người vui vẻ vây quanh mâm cơm đạm bạc, thằng Tề mới sực nhớ đến chuyện ban chiều. Nó hỏi :
- Ba má còn nhớ chú Bộc ở cho nhà mình ngày trước không ? Chúng con vừa gặp chú ấy chiều hôm nay ở chợ báo đường Lê Lai.
- Nhớ, thằng Bộc ở Châu Đốc chứ gì ! ông Thúc đáp. Nó vốn người làm ruộng, lên đây làm gì ?
- Chúng con vội quá cũng chưa kịp hỏi.
- Chú ấy hẹn ngày mai đón chúng con ở cổng trường đó, bé Bình khoe.
- Chi vậy ? Bà Thúc ngưng đũa hỏi.
- Để hỏi thăm chuyện nhà mình đó má. Chú ấy cũng muốn chúng con dẫn về nhà chào
má nữa.
- Thôi, khỏi! Bà Thúc sẵng giọng gạt đi.
Tề hơi sững sờ một chút, song hiểu ra ngay.
Nó giảng cho em nó hiểu :
- Má không muốn chú Bộc thấy cảnh nghèo của nhà mình, sợ chú ấy coi thường.
- À! Má không thích thì thôi,.
- Kệ nó, sợ gì! Ông Thúc chậm rãi nói. Ở cái đời loạn xà ngầu này, ông hóa ra thằng, thằng hóa ra ông dễ như trở bàn tay, hơi sức đâu chấp nhất đến ba cái lặt vặt đó.
"Các con này, nếu nó hỏi cho có lệ thì liệu mà gạt đi. Bằng ngược lại, nó có vẻ thiết tha muốn tới thì cứ cho nó tới. Hẹp gì !...
- Cũng được, bà Thúc gật đầu đồng ý.
Ông buông đũa xuống, trầm ngâm:
- Xét cho cùng, gia đình mình vẫn chưa đến nỗi nào. Tôi còn đủ sức tìm sinh kế. Chỉ kẹt mỗi một "Cô Ba" thôi. Nhưng dù sao, sớm hay muộn, cũng phải chừa chứ không thể đa mang mãi thế này được. Trời thương, tôi mạnh khỏe lại, có công ăn việc làm, bà sẽ đỡ vất vả và các con cũng đỡ mất thì giờ lo kiếm sống thay cho bố mẹ.
- Thì tôi cũng chỉ mong có thế.
Hai mái đầu xanh đã chúi vào sách vở trong khi người mẹ lo thu dọn bát đĩa và người cha giương mục kỉnh lên coi tờ báo cũ mượn bên hàng xóm.
*
Gặp lại nhau, chủ tớ nhìn ra nhau ngay.
Bộc mừng rỡ thật tình.
- Chiều qua, con gặp cậu hai với cô ba, con mừng hết lớn đó, thưa ông bà.
Ông Thúc cười nói:
- Người ta bảo trái đất tròn mà! Nói vậy chứ, cái đất Saigon này, tìm người khó như lên trời nếu không biết địa chỉ đích xác.
- Dạ.
Bộc rón rén đặt cái gói vuông lên bàn, xoa hai bàn tay vào nhau, thưa:
- Con gọi là có tí quà biếu ông bà xơi nước.
- Chú Bộc khéo bầy vẽ chi cho tốn, bà Thúc nói. Chú lại chơi thăm chúng tôi là quý hóa lắm rồi.
Bà cười tiếp :
- Chú thấy chúng tôi thay đổi nhiều lắm không?
- Thưa, dạo này ông bà hơi gầy hơn trước, nhưng cậu Hai và cô Ba rắn rỏi hơn xưa nhiều. Nhất là cậu Hai bây giờ to lớn, trông hao hao giống cậu Di một cách lạ.
Ông Thúc thở dài :
- Từ ngày thằng Di nó đi khỏi, tôi nhớ và thương nó quá. Chả biết bây giờ còn sống hay đã chết.
- Thưa ông, con tin người ta ở hiền ắt gặp lành. Cậu ấy không chết đâu ! Vả lại, cậu ấy khôn lanh lắm, chắc chả đến nổi khổ sở.
Sau mấy phút ngập ngừng, chú Bộc đánh bạo thưa :
- Con có điều này muốn thưa với ông bà, mong ông bà nhận lời cho...
Ngạc nhiên, ông bà Thúc cùng hỏi:
- Chi vậy chú ?
Bộc thú thật :
- Ngày xưa, chính con đánh vỡ cái chóe quý của ông bà.
- Biết rồi! Bà Thúc đáp. Thằng Tề, con Bình về sau có nói. Tôi nghĩ lại càng tội nghiệp cho thằng Di.
- Con hối hận mãi. Vì thương con nên cậu Di mới ra nông nỗi. Bây giờ được biết từ ngày vỡ mất cái choé ông bà bị xui xẻo dồn dập, con lại càng hối hận.
Ông Thúc gạt đi:
- Việc qua rồi cho nó qua luôn, nhắc lại làm chi chú ! Đó là tại cái số, cái vận hạn của chúng tôi nó xui ra thế, chứ cái choé là một "thân ngoại chi vật", đâu có ăn nhằm gì !
- Thưa, dù sao con cũng có lỗi lớn với ông bà. Và con muốn chuộc cái tội ấy. Con tình nguyện ở hầu ông bà cho đến ngày... cậu hai có vợ.
Đến lượt bà Thúc gạt đi:
- Cảm ơn chú Bộc có lòng quý chúng tôi mà nói vậy. Bây giờ, nói chú đừng cười, chúng tôi nuôi thân còn chẳng xong, đâu dám nghĩ đến...
Bộc cướp lời:
- Không, không. Con ở không lấy tiền công đâu. Con ở để đỡ đần chân tay cho ông bà... để cậu hai và cô ba có thì giờ học hành.
Ông Thúc chậm rãi nói, giọng xúc động :
- Chú có lòng tốt như vậy, chúng tôi cảm kích lắm. Nhưng chúng tôi không dám nhận đâu... Thỉnh thoảng, có rảnh chú lại thăm chúng tôi là đủ. Như vậy cũng quý hóa lắm rồi...
Bộc mừng rỡ thật tình.
- Chiều qua, con gặp cậu hai với cô ba, con mừng hết lớn đó, thưa ông bà.
Ông Thúc cười nói:
- Người ta bảo trái đất tròn mà! Nói vậy chứ, cái đất Saigon này, tìm người khó như lên trời nếu không biết địa chỉ đích xác.
- Dạ.
Bộc rón rén đặt cái gói vuông lên bàn, xoa hai bàn tay vào nhau, thưa:
- Con gọi là có tí quà biếu ông bà xơi nước.
- Chú Bộc khéo bầy vẽ chi cho tốn, bà Thúc nói. Chú lại chơi thăm chúng tôi là quý hóa lắm rồi.
Bà cười tiếp :
- Chú thấy chúng tôi thay đổi nhiều lắm không?
- Thưa, dạo này ông bà hơi gầy hơn trước, nhưng cậu Hai và cô Ba rắn rỏi hơn xưa nhiều. Nhất là cậu Hai bây giờ to lớn, trông hao hao giống cậu Di một cách lạ.
Ông Thúc thở dài :
- Từ ngày thằng Di nó đi khỏi, tôi nhớ và thương nó quá. Chả biết bây giờ còn sống hay đã chết.
- Thưa ông, con tin người ta ở hiền ắt gặp lành. Cậu ấy không chết đâu ! Vả lại, cậu ấy khôn lanh lắm, chắc chả đến nổi khổ sở.
Sau mấy phút ngập ngừng, chú Bộc đánh bạo thưa :
- Con có điều này muốn thưa với ông bà, mong ông bà nhận lời cho...
Ngạc nhiên, ông bà Thúc cùng hỏi:
- Chi vậy chú ?
Bộc thú thật :
- Ngày xưa, chính con đánh vỡ cái chóe quý của ông bà.
- Biết rồi! Bà Thúc đáp. Thằng Tề, con Bình về sau có nói. Tôi nghĩ lại càng tội nghiệp cho thằng Di.
- Con hối hận mãi. Vì thương con nên cậu Di mới ra nông nỗi. Bây giờ được biết từ ngày vỡ mất cái choé ông bà bị xui xẻo dồn dập, con lại càng hối hận.
Ông Thúc gạt đi:
- Việc qua rồi cho nó qua luôn, nhắc lại làm chi chú ! Đó là tại cái số, cái vận hạn của chúng tôi nó xui ra thế, chứ cái choé là một "thân ngoại chi vật", đâu có ăn nhằm gì !
- Thưa, dù sao con cũng có lỗi lớn với ông bà. Và con muốn chuộc cái tội ấy. Con tình nguyện ở hầu ông bà cho đến ngày... cậu hai có vợ.
Đến lượt bà Thúc gạt đi:
- Cảm ơn chú Bộc có lòng quý chúng tôi mà nói vậy. Bây giờ, nói chú đừng cười, chúng tôi nuôi thân còn chẳng xong, đâu dám nghĩ đến...
Bộc cướp lời:
- Không, không. Con ở không lấy tiền công đâu. Con ở để đỡ đần chân tay cho ông bà... để cậu hai và cô ba có thì giờ học hành.
Ông Thúc chậm rãi nói, giọng xúc động :
- Chú có lòng tốt như vậy, chúng tôi cảm kích lắm. Nhưng chúng tôi không dám nhận đâu... Thỉnh thoảng, có rảnh chú lại thăm chúng tôi là đủ. Như vậy cũng quý hóa lắm rồi...
________________________________________________________________________________
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét