Thứ Ba, 24 tháng 3, 2015

Đấu Võ - THỦY ÂU


Xích Đao quẫy đuôi mạnh bơi về hang. Thằng Xích Phi đón trước cửa, vừa thấy dáng anh nó reo lên vồn vã:

- Anh Hai ơi, lại em nói nghe nè.

Xích Đao bơi lại bên cạnh em lắng tai chờ Xích Phi nói. Xích Phi thỏ thẻ:

- Anh Hai à, từ lâu bọn Sim Đỏ, Sim Xanh vẫn phục anh lắm phải không?

Xích Đao vẫy nhẹ hai vây:

- Ừ! Tụi nó phục anh là phải bởi vì anh đã hạ được tụi nó, rồi sao nữa em?

Xích Phi lúc lắc cái đầu:

Thứ Hai, 23 tháng 3, 2015

Trở Về - Huỳnh Chúc (M-Y)


(Cho P-T, quê hương tôi)

Một buổi sớm ta về thăm quê cũ
Không gian xưa chưa nhuộm sắc trời hồng
Trong lòng phố còn im lìm ngái ngủ
Ta mỉm cười và bước bỗng lâng lâng

Đây con lộ, đây hàng cây xanh mát
Cành xôn xao thầm nhỏ mấy giọt sương
Ta hứng lấy nghe lòng dâng dào dạt
Như đón chào thân ái của quê hương

Nhịp cầu cũ bắc ngang lòng con phố
Dòng sông hiền vẫn đó lặng lờ xuôi
Ta bước lên, tà áo bay theo gió
Trong mơ hồ sông nước tỏ lời vui

Nền đất cao mái trường xưa sừng sững
Vẫn sân chơi, vẫn tường quét vôi vàng
Trường lặng im trong mắt nhìn ngơ ngẩn
Cô học trò ngày cũ ghé về ngang

Hương gió thoảng vương vương mùi biển mặn
Ta lần theo mà nghe sóng dậy lòng
Biển bao la biển xanh dài ngút mắt
Ta nghe chừng : “Ôi đã quá hoài mong”

Ngôi cổ tự trơ gan cùng năm tháng
Ni sư già viên tịch đã từ lâu
Nến lung linh khói trầm hương bàng bạc
Ta cúi đầu khe khẽ niệm “Nam mô”

Đường mòn cũ dẫn về ngôi chợ cũ
Chợ trở mình tấp nập kẻ bán buôn
“Mẹ Trùng Dương” cho cá tươi, tôm mới
Ngọt lòng người và mặn vị quê hương

Và nao nao ta tìm về mái ấm
Nơi xa xưa ta bước những bước đầu
Hàng giậu cao với giàn hoa tím thẫm
Như mỉm cười “ta đã gặp lại nhau”

Huỳnh Chúc (M-Y)

(Trích tuần báo Thiếu Nhi số 81, ra ngày 18-3-1973)

Vùng Đất Ngoại - THÁI THỤY NGỌC LIỄN

Ngoại tôi - Ảnh : Hoàng Thạch Vân

Có con bướm nhỏ lượn vòng
sớm mai mùa hạ trên vồng cải xanh
hoa vàng gió lướt hôn nhanh
rung rinh lụa nắng vãi vung tơ ngà

cạnh bên ấy từng luống cà
đơm bông tim tím trông mà xinh thay
chen thêm gần đấy những cây
lá xanh trái đỏ ớt cay ghê này

vườn nho nhỏ ngoại dựng gầy
vun ươm ngày tháng tháng ngày sóc chăm
quê nghèo ngoại sống nhọc nhằn
rau dưa đạm bạc mặn mà tình quê

phương xa em vội trông về
vùng đất xưa cũ bộn bề mến thương
nghìn trùng lòng mãi vấn vương
ơi mây em gửi chút hương nhớ cùng.

THÁI THỤY NGỌC LIỄN

(Trích từ tạp chí Tuổi Hoa số 106, ra ngày 15-5-1969)

Nhặt Nắng Rơi - PHAN KHƯƠNG THÁI


Chiếc xuồng quanh co trong lòng con rạch Thủ Thừa hơn nửa tiếng đồng hồ, rồi cũng cập bến. Mọi người ùa ra xem mặt cô dâu. Khách khứa, bà con, trẻ nhỏ… lẫn lộn, nhìn bốn người với vẻ tò mò xen lẫn sự hiếu kỳ. Chị Quyên lúng túng chuyền mấy hộp quà biếu của bạn bè cho cậu em trai. Chị Quyên hỏi lăng xăng:

- Mấy đứa lên đủ không Quý?

- Thằng Quang với con Quỳnh ở coi nhà, tụi nó còn mắc học.

Hai chị bạn phù dâu của chị Quyên khó khăn bước lên bờ, nhờ Quý vịn cho khỏi té. Chị Dung nói đùa:

Thứ Ba, 10 tháng 3, 2015

Bóng Người Cùng Thôn - Y VÂN (Phương Dung)


Chuyện Con Bé - H. NGHI


Nhón chân lên cao rồi nhảy. Hai bậc, bốn bậc, bảy bậc… Thế là xong cái cầu thang. Đẩy cánh cửa màu tím và thò đầu qua chiếc màn cũng tím nốt, đôi mắt lướt một vòng, không có ai cả. Và thật nhanh, con bé lách mình qua kẽ hở, đóng ập cánh cửa lại. Rồi ngồi phịch xuống chiếc ghế bàn phấn nhe răng cười thích thú. Hay thật đấy nhé. Con bé phục… con bé rồi đó. Lọt vào vùng cấm địa mà bà La Sát chả biết tí tị. Bây giờ thì tha hồ cho con bé nghịch ngợm. Nhưng trước hết để thử quan sát một vòng xem đã. Chị Chân mà trang hoàng phòng thì nhất. Trông đẹp cứ như là… cõi Bồng Lai. Chả thế mà chị ấy luôn miệng tuyên bố luật lệ “cấm xâm nhập gia cư bất hợp pháp”. Thật ra thì điều luật ấy chỉ để dùng cho con bé, vì anh Nghi chả có bao giờ đặt chân đến phòng chị ấy đâu. Này nhé: Cấm mang chân dơ vào phòng, cấm hút thuốc, cấm… nhổ bậy, cấm lục lạo đồ đạc, cấm… ho, cấm lung tung… và câu trả lời của anh Nghi bao giờ cũng là một cái nhún vai “Thôi, nghe phát ớn rồi. Chẳng thà để tao vô nhà bếp nằm còn khỏe hơn vào phòng chị Chân”. Nhưng con bé thì mê lắm. Mặc dù ngày nào chủ nhân cũng sốt sắng lập lại lệnh cấm, con bé vẫn thản nhiên vẽ kế hoạch nhập phòng. Có điều chị Chân tinh kinh khủng, luôn luôn mở đầu câu hăm dọa bằng một cái trợn mắt:

Người Mẹ Trong Mơ - MINH QUÂN


Thấy bạn kết thúc chuyến du lịch trước hạn định, bà Bích tỏ ra phật ý:

- Sao chị không nghe tôi? Về sớm làm gì? – Nhìn kỹ bạn, bà này kêu lên – Trông chị còn tệ hơn hồi chưa đi. Đi du lịch như thế vô ích, thà ở nhà còn hơn.

Bà Hoàng cười gượng:

- Chị nói đúng, tôi đã làm một điều rồ dại, lầm lẫn. Tôi không thể nguôi quên được. Ở đâu, lúc nào, làm gì tôi cũng nghĩ đến những cái chết thảm thương của nhà tôi và các cháu. Trốn chạy vô ích, thà trở về đối đầu với thực tại…

- Chị Hoàng ơi! – Bà Bích nắm tay bạn, giọng dịu dàng – Tôi biết làm gì cho chị đây? Tôi có thể làm gì…

- Không! Chị không thể làm gì cả, chúng ta không thể làm gì cả, trong những ngày ở xứ lạ, quê người tôi đã suy nghĩ kỹ càng rồi. Chỉ có thời gian và sự làm việc may ra có thể giúp tôi nguôi quên. Ngoài hai thứ đó, tất cả đều vô ích. Bích ơi! Chiến tranh tàn khốc, xưa nay vẫn thế. Gia đình chúng tôi hạnh phúc quá nhiều rồi. Tôi nghĩ là mỗi người phải chịu đựng, phải chia xẻ vận hạn của xứ sở mình. Bao nhiêu năm trời nay tôi sống trong yên ấm và 15 năm sau này, kể từ khi lập gia đình tôi càng cảm thấy sung sướng. Mà chị thấy đó, suốt phần tư thế kỷ nay, bao nhiêu người vợ, bao nhiêu người mẹ đã khóc rồi? Nước mắt của những kẻ đau khổ ấy nếu đong được, e hẳn thành sông chứ đâu phải ít! Không thể vì một lý do nào đó mà trời ưu đãi riêng một số người. Ta phải cam chịu y như mọi người cam chịu.

Bà Bích quay đi, lau vội hai giòng nước mắt mọng tràn mi. Bà biết là bạn bà nói thế để tự an ủi, là cho đến nay bạn bà vẫn đau đớn dai dẳng khôn nguôi.


Thứ Bảy, 7 tháng 3, 2015

Nón Quai Thao - LÊ NGUYỄN MAI TRẮNG


Xuân về cô bé ấy ơi
Sao cô chưa hé đôi môi ngọc ngà
Con bướm bay lượn trong nhà
Muốn đậu thật nhẹ lên làn tóc mây

Bướm ơi, bướm hãy sang đây
Cho tôi nhắn nhủ lời này, bướm nghe
Cô bé đã hết khóc nhè
Năm mới cô đội nón kề quai thao

Trông cô mới xinh làm sao
Nhưng mà chẳng thấy khi nao cô cười
Bướm có sang đó đùa vui
Hãy mang lời nói của tôi sang cùng

Tôi muốn cùng bé che chung
Chiếc nón duyên ấy, được không… hỡi nàng?

Ô kìa chiếc áo bé vàng.


LÊ NGUYỄN MAI TRẮNG


(Trích từ tạp chí Tuổi Hoa số 232, ra ngày 1-3-1975)

Thứ Hai, 2 tháng 3, 2015

Việt Nam! Việt Nam! - PHẠM DUY - Hùng Ca Sử Việt (Golden Asia DVD 2)

Việt Nam Việt Nam

Tình Ca _ Phạm Duy _ Đức Tuấn

Tôi yêu tiếng nước tôi, từ khi mới ra đời...


Như Cành Lộc Biếc - THƯƠNG VŨ MINH


Một chút xanh hàng cây thơm lá mới
ngày an bình chim hót ở trên không
nghe tình vui trên những đóa môi hồng
xao xuyến quá cõi lòng ta rộn rã

đợi em về trời ngoan cơn nắng lạ
gót chân hồng mang bóng lá thương yêu
anh đứng chờ trong thoáng gió nâng niu
nghe hoa nở trên đầu cành hạnh phúc

cây tường vi rung hồi chuông náo nức
cũng làm cho rạo rực cả hồn anh
chim bay về trên hàng lá sao xanh
cùng một lượt hót bài ca hạnh ngộ

em chưa đến nên vườn anh mở ngỏ
khi mùa xuân thương nhớ rụng trong sân
có thoáng nào cho anh chút bâng khuâng
chân bước vụn nghe hồn mình trống trải

và em đến như loài chim ưu ái
áo tiểu thư thơm mùi vải lần đầu
tóc đen dài bay ngát những hương ngâu
môi chớm nở một mùa xuân thương nhớ

là lúc nắng bay trong vườn rạng rỡ
là nỗi buồn tan vỡ nét uyên nguyên
nghe trong vườn vang động tiếng chim khuyên
nhạc thanh thoát bay đầy trên cổ tháp

anh làm thơ ngợi ca mùa tháng chạp
cùng những mầm non rung động dịu dàng
cho em về như bước sẻ qua ngang
làm háo hức nụ mơ vàng trong gió

ta bên nhau nắng thêu hồng lối nhỏ
tình yêu nồng thơm hoa cỏ bâng khuâng
khi ta về trời động vỡ mùa xuân
tin mừng chạy trên những cành lộc biếc

                                                             THƯƠNG VŨ MINH

(Trích từ bán nguyệt san Ngàn Thông Xuân Nhâm Tý, 1972)

Khai Bút - HƯƠNG KIM LONG

Chiều xuống thật chậm. Nắng loang dài, đổ nghiêng chênh chếch bóng: thứ nắng lụa yên ổn trong mùa xuân ấm áp cùng bầu trời trong xanh vòi vọi cao. Trời dịu, thoang thoảng gió, vừa đủ để những cánh mai vàng lả tả tung bay. Hương ngồi như thế đã lâu, dõi mắt nhìn trời nhìn đất – trời đất của nhung the tưởng tượng thật nuột nà trong Hương, được tô son điểm phấn thật đẹp, thật dịu dàng và rất đỗi chừng mực.

Du Xuân - NHẬT TIẾN & VIVI


Hổ Về Buôn - PHAN KHƯƠNG THÁI

HEO Mọi hấp tấp bỏ chạy. Hai bên mỏ của nó vương vãi chút nước gạo vo. Thằng Pay tinh nghịch rượt nà, không để con heo vục mỏ vào cái nồi đất sét nung thô thiển. Cái nồi đã mẻ một góc to và dùng đựng cặn cơm nguội cho mấy con gà. Heo Mọi chạy cà cồng. Nó không dám luồn quanh dưới sàn nhà mà băng riết qua rẫy dưa gang vừa đơm bông. Thằng Pay cười hăng hắc, tiếp tục ném đất về phía Heo Mọi. Cho đến khi Heo Mọi mất dạng thằng Pay vẫn chưa bỏ cuộc. Thằng Pay xục xạo từng lùm bụi khả nghi. Có tiếng sột soạt khẽ sau lưng. Thằng Pay đắc ý, quay phắt lại, ném thẳng tay. Thằng Pay chỉ nghe tiếng chó tru tréo vì đau đớn. Con Mực cụp đuôi dông về. Thì ra thằng Pay lầm Heo Mọi với con chó trung thành. Không lộn sao được khi tên Heo Mọi nuôi 5, 6 tháng vẫn choắt cheo như con chó giữ nhà. Lông đã đen đúa khó coi, nó lại hay đẫm bùn ở bất kỳ cái vũng cạn sệt nào. Nó chỉ được cái đỡ tốn cơm, nhờ nó biết tự kiếm ăn, đào củ, moi khoai với rau dại… trong rừng. Mấy hôm rày Heo Mọi trở buồn. Không phải vì cô đơn (Chủ nhà lớp bán, lớp ăn, bầy heo chỉ còn sót lại Heo Mẹ và 2 heo con thôi.) mà vì 1 hung tin : “Hổ về buôn”. Hổ đã cắn đứt họng chú Trâu Be. Khi thợ rừng tìm Trâu Be để tròng ách kéo cỗ xe gỗ về mới hay. Người ta không dám thả trâu đi rong nữa. Đến phiên mấy gã Bò khờ khạo bị Hổ đến tận chuồng cõng đi. Có lần phát giác kịp, người ta đập cồng cầu cứu ầm ĩ cả buôn. Con Hổ thoát một cách tài tình. Thợ săn quả quyết đây là con Hổ già. Những dấu chân nó chứng tỏ móng đã mòn, không phải nó biết thu vuốt như mèo. Thêm một lẽ nó không còn sung sức và

Đi Học Đầu Năm - PHẠM TƯỜNG VÂN


THAO thức từ đêm trước
Dù bài học thuộc làu
Dù không quên bánh mứt
Mang đến trường chia nhau

Em gội đầu bồ kết
Tóc cột bím nơ xanh
Mặc bộ quần áo Tết
Thêm xinh dáng hiền lành

Huyền Thoại Về Chim Họa Mi - NGÔ BÁ TÙNG


VÀO những đêm Xuân khi các loài chim khác đang ngủ ngon trong tổ ấm, thì chim Họa Mi bắt đầu cất tiếng hót làm ấm lòng người. Nhưng xưa kia không vậy, chim Họa Mi thường hót vào ban ngày chung với tiếng hót của những chú chào mào, vành khuyên, hồng tước, sơn ca…

Câu chuyện kể lại rằng hồi xưa, vào một đêm cuối Xuân, thay vì ngủ yên trong tổ ấm, chú Họa Mi lại đậu trên một cành nho dại thật cao để quan sát cảnh vật và trông nom cho gia đình chú đang ngủ trong tổ.

- “Ở trên cao này sẽ ít nguy hiểm hơn”, chú thầm nghĩ : “dù chỉ là một làn gió nhẹ hay một con vật lạ nào bò đến gần, cành nho sẽ lay động, và ta biết liền. Tiếng đập cánh của một con cú đi ăn đêm từ xa cũng vang đến tai ta rõ mồn một”.

Ông Hoàng Trẻ - THU AN


NGÀY xưa có một ông hoàng trẻ, ăn vận toàn nhung và gấm.

Ông ta mang một thanh kiếm rất xinh đẹp.

Một bữa nọ, ông hoàng trẻ cảm thấy buồn bã trong cung điện của mình, bèn quyết định cưới vợ, và ra đi tìm một vị hôn thê. 

Ông ta cởi bỏ tấm áo thêu ra, và mặc vào mình một bộ quần áo của tên đánh ngựa, rồi đi xuống thành phố.

Trước hết, ông ta vào một hiệu buôn giầu. Cô con gái ông chủ tiệm hỏi:

- Anh tới đây làm gì vậy, anh đánh ngựa?

Anh chàng đánh ngựa trả lời:

- Tôi muốn cưới vợ, nếu cô ưng, cô sẽ là vợ tôi.

Cô con gái ông chủ hiệu giầu có trả lời một cách khinh mạn:


Ai cũng có một thành trì để bảo vệ - NGUYỄN HIẾN LÊ

Người giao hàng ngừng chiếc cam nhông ở trên con đường chạy sát khu vườn của tôi, nheo nheo cặp mắt, hỏi:

- Bà trang hoàng lại cảnh trí đấy ư?

Chú ấy nói hơi quá. Nhưng quả thực là dọc theo hàng rào mà tôi đương sơn lại, có đầy những vấy sơn trắng. Mũ và chiếc áo bờ lu của tôi cũng vậy.