Thứ Tư, 30 tháng 11, 2016

Những Thầy Giáo - NGUYỄN KHẮC TRIỆU


Phương Nga con,

Hôm kia thấy bố sửa soạn áo quần để đi ra, con hòi bố đi đâu, bố đáp là bố đi điếu một ông thầy học. Con tỏ ý ngạc nhiên hỏi tiếp: "Bố mà cũng còn thầy nữa à?".

Vâng, con ạ. Bố đã dạy học nhiều năm, và còn dạy nhiều nữa, nhưng suốt đời bố, mãi về sau này nữa, lúc nào bố cũng có những bậc thầy để bố học hỏi, học hỏi cho đến hơi thở cuối cùng của bố. Lúc bố trẻ dại như con bây giờ, bố cũng đã được nhiều thầy săn sóc dạy dỗ; những vị thầy đó đã lo lắng cho bố cách đây gần ba mươi năm, và cho đến bây giờ, những vị thầy đó không còn lo cho bố nữa, nhưng lúc nào bố cũng tưởng nhớ đến những vị đó, và những lời giáo huấn của những vị đó vẫn còn ghi những nét đậm đà trong cuộc đời bố. Con hỏi tại sao chữ t bố viết thế này; chữ x bố viết thế nọ; bố trả lời rằng chữ t viết như vậy là chịu ảnh hưởng của thầy Bửu Tháp đã dạy bố năm lớp tư, khoảng 1940, chữ x bố viết kiểu kia là bố bắt chước lối viết của thầy Lê Khắc Tố dạy chữ Pháp cho bố cách đây hơn hai mươi năm.

Tâm Sự Thầy Trò - HOA CHÂU THỔ - TRỊNH CÔNG TRUYỀN


Thầy dạy ở trường “Khương My Bốn”
Bên đường Quốc lộ núi cheo leo
Ngôi trường xưa cổ phòng không rộng
Hăm mấy học trò nhỏ lêu bêu

Mùa Thu Đi Qua - DƯƠNG ĐỨC


Cho đến chiều hôm nay tôi mới nhận thấy trời đã vào độ cuối Thu, rất vội vàng làm tôi bỡ ngỡ. Mùa Thu đang đi vào những ngày tàn tạ mà chòm lá vẫn xanh màu, toàn vẹn trên những nhánh cây. Chỉ có một vài chiếc hãi hùng rơi rụng khi vừa vàng xém. Chiếc lá bay lạc loài trong công viên thành phố, rồi đáp nhẹ trên bồn cỏ trở màu chiều.

Chiều nay gió Thu về không héo hắt, không lướt qua những mầu hoa tan vỡ trôi trên hồ nước biếc để tạo những gợn sóng dịu dàng cho lớp rong rêu. Mây trở về vương chút hình hài mùa Hạ, vẫn trắng, vẫn mong manh, vẫn bàng hoàng mang mưa về giữa bình minh. Ngày Thu sắp tàn, tôi vẫn chưa hay mùa Thu đến, vì thiếu vắng một chiếc lá vàng, mầu mây tơ trắng, mầu cỏ mục với gió heo may.

Thứ Hai, 7 tháng 11, 2016

Một Thoáng Ưu Tư - HUỲNH CHÚC


“Ôi quê hương ơi đẹp tươi đứng trong trời đất. Ta yêu quê ta thì đâu có bao giờ mất. Yêu giống nòi…”

- Ối giời! Hát với hỏng! Cứ như là phèng la với trống múa lân.

Cu Huy cụt hứng. Đôi bàn tay đang hý hoáy với chiếc xe đạp của nó cũng ngừng lại theo nhịp điệu bài hát bị tắc tịt nửa chừng. Huy căm tức nhìn sang bên kia bờ giậu. Con bé Diễm, tác giả của câu nói vô duyên vừa rồi đang phơi áo quần trên hai hàng dây thép. Nét mặt con bé thản nhiên pha lẫn một chút đanh đá làm Huy thấy lòng càng “sôi sục”. Hủy bỏ tấm giẻ lau xuống đất, lừ đừ đứng lên tiến đến gần bờ giậu. Hai bàn tay chống vào cạnh sườn tạo cho mình một vẻ “oai phong”, Huy hất hàm:

Con Diều Đẹp Nhất - THÁI LYNH LĂNG

Hoàng bực tức quăng mạnh cây bút nguyên tử vì bài toán giải hoài không ra. Hoàng ngồi thừ ra, nghĩ ngợi. Hoàng nhớ lại vụ dán bích chương cổ động cho báo Thiếu Nhi ban sáng và càng thêm tức lũ trẻ ranh. Công trình Hoàng lặn lội lên tận tòa soạn lãnh một xấp đủ màu bích chương hôm chủ nhật vừa qua. Lại hì hục khuấy bột nên hồ cả buổi để đem đi dán. Vừa thấy mấy bức tường ưng ý, Hoàng bày “đồ nghề” ra, thùng hồ, và cái sơ dừa để quét hồ… Mấy đứa nhỏ tò mò bu quanh chỉ trỏ và cười khúc khích… Hoàng dán thật nổi, cứ một tờ màu xanh lá cây, rồi đến tờ màu đỏ rồi màu danh dương, đến màu vàng… Cả một bức tường rực rỡ hẳn lên. Một vài gốc me lớn cũng được Hoàng chiếu cố… Hoàng chọn những ngõ hẻm nhiều “thiếu nhi” để dán… Phương châm của Hoàng là phổ biến tận hang cùng ngõ hẻm.

- Ê! Nhỏ kia mày dán cái truyền đơn gì đó?

Thứ Sáu, 4 tháng 11, 2016

Ngày Xưa - TÔN NỮ QUỲNH TRÂM

Gửi Kim Đan 

Mở trang giấy học trò 
Mắt em xanh kỷ niệm 
Bàn học cũ thần tiên 
Còn đây mầu mực tím 

Thuở lên sáu lên năm 
Ngậm tâm hồn măng sữa 
Từng giòng chữ cô phê 
Có bao giờ em nhớ? 

Mở trang giấy học trò 
Bài Công Dân Giáo Dục 
Con zéro tròn quay 
Bởi vì em chẳng thuộc 

Mở trang giấy học trò 
Bài Luận Văn, Cách Trí 
“Tấn tới”, lời cô phê 
Chữ son còn vẹn ý

Thứ Năm, 3 tháng 11, 2016

Nhà Ven Sông - PHAN KHƯƠNG THÁI


Bà Tiểu đứng chửi đổng hằng giờ trước cửa nhà. Đám trẻ con bu quanh nghe những câu rủa tục tằn, cười cợt cơn giận dữ của bà. Trên vách treo sờ sờ phân nửa tấm lịch bóc viết “Nhà bán” đằng mặt lưng. Tai hại ở mấy chữ chua thêm bên dưới, của tác giả vô danh : “Vì có ma”. Thật tình mà nói không ai ưa bà Tiểu, kể cả chó mèo. Bà đừng hòng truy ra thủ phạm của trò chơi mất dạy, không đứa trẻ tham tiền nào làm điểm chỉ cả. Bà có đủ chuyện để gây gổ với hàng xóm không chừa ai hết. Bà cãi vã luôn với họ hàng để tranh “phần gia tài” là căn nhà khi cụ Lang vừa nằm xuống. Lý do giản dị “hồi xưa chồng bà đã bỏ tiền để làm nhà. Bà cụ Lang không biết bênh ai, bỏ ai. Thôi thì giở tấm bảng Đông Y Sĩ và chia đôi căn nhà. Con gái và rể cụ Lang bán phần mình cho chủ mới. Bà em dâu ở lì

Những Ngày Mưa Lụt - THƯƠNG VIỆT PHƯƠNG

Một tuần qua, trời Huế mưa dầm. Ngày cũng như đêm, buồn da diết. Tiếng mưa rì rào hòa lẫn với tiếng gió trong cây, tạo nên một âm thanh não nuột.

Đường lên Kim Long thưa thớt người. Thỉnh thoảng, vài chiếc buýt lặng lẽ lướt qua. Hai dãy nhà, suốt ngày đóng cửa kín mít. Mưa ướt, gió lạnh với cái im lặng của ngoại ô làm cho cái thị trấn này có vẻ buồn thảm.

Nhà tôi nằm ngay trên bờ sông Hương tả ngạn. Về mùa nắng thì gió mát nhưng đông đến thì buốt tận xương. Những ngọn gió như quất vào da thịt.

Thư về miền Trung - TRINH CHÍ


Gởi về miền Trung thương yêu 
trong cơn bão lụt

Đã lâu quá không về thăm đất Phú (1)
Chừ nghe tin bão lụt ngập miền Trung
Lòng nặng trĩu như một buổi chiều đông
Hai khóe mắt bỗng dưng tuôn giọt lệ.

Trời Hành - HOÀNG TUỆ NGA

Suốt ngày hôm nay, trời nắng ráo, không nóng, thời tiết thực là dễ chịu. Thế mà máy phát thanh bên ông Phán Bích dám rao là ngày mai trời có bão. Gần sáng, trời tháng chín mà lại trở hơi nóng. Tịnh xoay mình đạp hết mền của hai chị em. Trong lúc mơ màng, Tịnh nghe mưa trên mái tôn lách tách: ba trở mình dậy bước qua đắp mền cho hai chị em, vì sợ mưa lạnh. Từ ngày mạ mất đi, ba ở vậy với hai chị em, săn sóc cho cả hai từng ly từng tí.

Ngoài trời gió bắt đầu thổi mạnh, rồi mưa lớn dần. Tàu lá chuối sau hè quét lên mái nghe sàn sạt. Thường lăn vào ôm lấy chị, rúc đầu vào bụng chị. Tịnh mới lên 7, Thường 4, hai chị em thui thủi với nhau suốt ngày nên thương nhau lắm. Trời đã sáng, mưa càng lúc theo gió càng lớn. Trong nhà đã có vài nơi dột lộp độp. Trên bàn thờ mạ, nước nhỏ trên cây đèn nghe tong tong. Ba lăng xăng chạy hết nơi này đến nơi khác, sợ ướt áo quần, sợ nước vô tỉn gạo thì lấy chi mà ăn. Ba xuống bếp chiên lại bát cơm ăn còn hôm qua để rồi tiếp tục đi làm kẻo trưa. Trước khi ra cửa, ba dặn hai chị em không được ra ngoài mưa, ướt áo quần không có gì mà mặc. Thế là hôm nay, Tịnh khỏi phải ra chợ hốt cải úa, rau úa. Suốt ngày trời mưa tầm tã, đến chiều ba về, ba bảo nước đã lên khá rồi. Bên Đập Đá, nước xấp xỉ mắt cá. Tối nay sợ hai con lạnh, ba qua nằm chung cho hai đứa có hơi nóng và có đạp mền thì ba đắp giùm.