* Truyện Ngắn.
* Tác giả : CAM LI NGUYỄN THỊ MỸ THANH
* Trích trong Bán Nguyệt San Tuổi Hoa
* Nguồn : http://tuoihoa.hatnang.com
* Tác giả : CAM LI NGUYỄN THỊ MỸ THANH
* Trích trong Bán Nguyệt San Tuổi Hoa
* Nguồn : http://tuoihoa.hatnang.com
Tất cả đều đã ngồi vào bàn – thằng Long, con Nhàn, thằng Ti, và Hội. Ba đứa nhỏ nói chuyện ríu rít, mặc cho Hội bới cơm, múc canh và hối chúng nó ăn. Có nhiều câu chuyện ngắn ngủi ở trường, trong xóm, được khơi ra kể. Thằng Long vừa lau mắt kính vừa khoe nó được mười lăm điểm bài luận chiều nay. Con Nhàn thì phê bình cái mồm khó thương của bà hàng xóm vừa mới gây gổ với ông bán bánh giò, chỉ vì ông ta không chịu đổi cho bà cái bánh khác.Thằng Ti hết nghe người này đến nhìn người nọ, tay trái chống cằm như đang chú ý lắm. Và những câu chuyện cứ tiếp tục mãi, khiến Hội phải kêu lên:
- Ti, khéo bể chén! Nhàn, ăn đi kẻo nguội, đừng nói nữa. Còn Long, mang kính vào. Ăn uống xong rồi hẵng nói chuyện.
Đứa nào cũng nghe lời chị Hội, nên ngồi lại ngay ngắn. Thằng Ti múc cơm ăn. Con Nhàn múc canh cho vào chén trong khi đôi mắt liếc nhanh đĩa cá kho sắp hết. Thằng Long trịnh trọng mang kính vào. Đôi mắt lanh lợi nấp sau cặp kính bé nhỏ không ngừng nhìn ra đường – đó là tật của Long. Hầu như vị trí của nồi cơm, tô canh, đĩa cá và chén nước mắm đã quá quen thuộc với Long mỗi bữa nên nó chẳng cần phải nhìn mới gắp được. Vả lại, muốn nhìn, nó phải xử dụng đến cặp kính cận, khổ hơn. Nó ăn nhanh, gắp lẹ, như một cái máy, và nhìn ra đường như để ngắm bọn trẻ hàng xóm còn đang mải chơi banh – nhưng thật ra thì tâm trí nó đang đặt vào con số mười lăm đẹp đẽ cho bài luận chiều nay.
- Ti, khéo bể chén! Nhàn, ăn đi kẻo nguội, đừng nói nữa. Còn Long, mang kính vào. Ăn uống xong rồi hẵng nói chuyện.
Đứa nào cũng nghe lời chị Hội, nên ngồi lại ngay ngắn. Thằng Ti múc cơm ăn. Con Nhàn múc canh cho vào chén trong khi đôi mắt liếc nhanh đĩa cá kho sắp hết. Thằng Long trịnh trọng mang kính vào. Đôi mắt lanh lợi nấp sau cặp kính bé nhỏ không ngừng nhìn ra đường – đó là tật của Long. Hầu như vị trí của nồi cơm, tô canh, đĩa cá và chén nước mắm đã quá quen thuộc với Long mỗi bữa nên nó chẳng cần phải nhìn mới gắp được. Vả lại, muốn nhìn, nó phải xử dụng đến cặp kính cận, khổ hơn. Nó ăn nhanh, gắp lẹ, như một cái máy, và nhìn ra đường như để ngắm bọn trẻ hàng xóm còn đang mải chơi banh – nhưng thật ra thì tâm trí nó đang đặt vào con số mười lăm đẹp đẽ cho bài luận chiều nay.
Đêm xuống đã khá lâu ngoài trời, nhưng bữa cơm của chị em Hội vẫn chưa xong. Giờ này cả xóm đều đã nghỉ ngơi. Tiếng máy truyền hình vang vang. Tiếng trẻ đùa trong ngõ ríu rít làm thằng Ti cảm thấy nôn nao. Hội và con Nhàn đã và xong miếng cơm cuối cùng trong khi thằng Long còn nhìn ra đường. Hội giục nó:
- Long, không ăn cơm nữa à? Cái tật lơ đãng không chừa nhé! Em nhìn cái gì thế?
Long giật mình, đôi mắt cận đảo nhanh và chợt dừng lại ở khung cửa sổ: có một người đàn ông đứng ở ngoài nhìn vào. Long nhìn người lạ, rồi nhìn chị. Hội cũng vừa thấy ông ta, và sau hết, Nhàn và Tí đều nhìn ra. Đôi mắt của người lạ nhìn chị em Hội đăm đăm. Đáng lẽ bốn chị em phải bực mình lắm về cái nhìn này. Nhưng, lạ thay, không một ý nghĩ khó chịu nào – dù rất nhỏ nhoi – hiện ra. Mà tất cả đều như cảm thấy tia nhìn của người lạ rất hiền và chan chứa mến yêu.
- Long, không ăn cơm nữa à? Cái tật lơ đãng không chừa nhé! Em nhìn cái gì thế?
Long giật mình, đôi mắt cận đảo nhanh và chợt dừng lại ở khung cửa sổ: có một người đàn ông đứng ở ngoài nhìn vào. Long nhìn người lạ, rồi nhìn chị. Hội cũng vừa thấy ông ta, và sau hết, Nhàn và Tí đều nhìn ra. Đôi mắt của người lạ nhìn chị em Hội đăm đăm. Đáng lẽ bốn chị em phải bực mình lắm về cái nhìn này. Nhưng, lạ thay, không một ý nghĩ khó chịu nào – dù rất nhỏ nhoi – hiện ra. Mà tất cả đều như cảm thấy tia nhìn của người lạ rất hiền và chan chứa mến yêu.
Hội bỗng kéo ghế đứng dậy, cau mày. Đúng rồi!!! Giống như ánh mắt của ba! Chỉ có ba mới có thể nhìn chị em Hội một cách trìu mến như thế… Người đàn ông này xa lạ quá, nhưng sao lại tỏ ra thân mến với chị em Hội? Long gỡ kính ra, nhìn chị. Có lẽ lúc này sự thắc mắc làm cho nó không cần đến cặp kính nữa – trong khi Nhàn và Ti ngơ ngác.
Hội lên tiếng:
- Ông, ông muốn hỏi chi ạ?
Người lạ không đáp câu hỏi, mà lại bước vào nhà. Người ấy ngồi xuống một chiếc ghế, và tiếp tục nhìn chị em Hội. Thằng Long hơi bực mình, sẵng giọng:
- Ông, chị tôi hỏi ông cần chi.
Người lạ nhoẻn miệng cười với Long như không để ý đến nét cau có trên gương mặt cậu bé. Một thoáng im lặng nặng nề, người lạ lại cười mỉm, và bây giờ ông mới cất giọng:
- Các cháu ngoan lắm!
Giọng của ông ta ấm và hiền hậu vô cùng, không có ẩn ý đe dọa nào có thể làm chị em Hội lo lắng. Hội nhanh tay thu dọn chén đũa trên bàn, mắt không rời người lạ. Thằng Long từ tốn trở lại, nhắc câu hỏi ban nãy:
- Thưa ông, ông muốn hỏi chi?
Người lạ lắc đầu:
- Bác không cần chi cả. Bác thấy các cháu ngoan, bác vào đây chơi, nghe các cháu nói chuyện.
Hội ngập ngừng:
- Xin lỗi, bác… là ai ạ?
Đôi mắt người lạ nhìn ra đường. Hai bàn tay ông xoa vào nhau, ông nói với giọng khoái trá:
- Bác là người hiệp sĩ tung bụi đường xa đi tìm nụ cười tiếng hát trẻ thơ nhưng chưa gặp. Bác là người thích gõ cửa nhà nào có đông con nít để kể chuyện cho chúng nó nghe. Khi mùa đông về bác ngồi trên đống tuyết hát cho chúng múa theo, và lúc xuân đến bác mua cho chúng nó rất nhiều bánh mứt.
Nói xong một hơi, đôi mắt người lạ nhắm lại, lim dim. Thằng Long nhăn mặt, kề tai Hội thì thầm:
- Ông ấy điên, chị ạ!
Hội lắc đầu:
- Không, ông ấy… khùng.
Tự nhiên bao thắc mắc sợ hãi tiêu tan. Trước mắt Hội, người lạ này là một “người khùng vui tính”, không có gì đáng sợ. Hội và Long cười với nhau. Và chừng như con Nhàn và thằng Ti đều cảm thông cái cười ấy nên chúng nó không ngần ngại đến gần người lạ. Ông ta đưa bàn tay vuốt ve khoảng không phía dưới cái cằm lún phún râu, cười xuề xòa:
- Cứ gọi bác là… bác Bảy đi, hay… ông tiên cũng được. Xem này, râu ông tiên đã dài rồi đây! Con của ông tiên cũng lớn lắm rồi, cao bằng ngần này, ngần này nè!
Ba đứa nhỏ ré lên cười khi người đàn ông đứng nhón chân lên sờ tay tận cái kệ sách cao. Thằng Ti bắt chuyện:
- Con ông tiên cao thế, sao ông tiên lùn vậy?
- Ấy ậy, ông tiên già rồi!
Hội vui lây với người lạ và các em. Hội chạy đi rót cho ông tiên một ly nước trà đầy. Dù ông là ai đi nữa, Hội đoán ông nhất định phải là người vừa đi một đoạn đường xa, nên chắc phải mệt lắm. Người lạ - không, bác Bảy – vui vẻ uống nước, và… xin ly nữa.
- Ông, ông muốn hỏi chi ạ?
Người lạ không đáp câu hỏi, mà lại bước vào nhà. Người ấy ngồi xuống một chiếc ghế, và tiếp tục nhìn chị em Hội. Thằng Long hơi bực mình, sẵng giọng:
- Ông, chị tôi hỏi ông cần chi.
Người lạ nhoẻn miệng cười với Long như không để ý đến nét cau có trên gương mặt cậu bé. Một thoáng im lặng nặng nề, người lạ lại cười mỉm, và bây giờ ông mới cất giọng:
- Các cháu ngoan lắm!
Giọng của ông ta ấm và hiền hậu vô cùng, không có ẩn ý đe dọa nào có thể làm chị em Hội lo lắng. Hội nhanh tay thu dọn chén đũa trên bàn, mắt không rời người lạ. Thằng Long từ tốn trở lại, nhắc câu hỏi ban nãy:
- Thưa ông, ông muốn hỏi chi?
Người lạ lắc đầu:
- Bác không cần chi cả. Bác thấy các cháu ngoan, bác vào đây chơi, nghe các cháu nói chuyện.
Hội ngập ngừng:
- Xin lỗi, bác… là ai ạ?
Đôi mắt người lạ nhìn ra đường. Hai bàn tay ông xoa vào nhau, ông nói với giọng khoái trá:
- Bác là người hiệp sĩ tung bụi đường xa đi tìm nụ cười tiếng hát trẻ thơ nhưng chưa gặp. Bác là người thích gõ cửa nhà nào có đông con nít để kể chuyện cho chúng nó nghe. Khi mùa đông về bác ngồi trên đống tuyết hát cho chúng múa theo, và lúc xuân đến bác mua cho chúng nó rất nhiều bánh mứt.
Nói xong một hơi, đôi mắt người lạ nhắm lại, lim dim. Thằng Long nhăn mặt, kề tai Hội thì thầm:
- Ông ấy điên, chị ạ!
Hội lắc đầu:
- Không, ông ấy… khùng.
Tự nhiên bao thắc mắc sợ hãi tiêu tan. Trước mắt Hội, người lạ này là một “người khùng vui tính”, không có gì đáng sợ. Hội và Long cười với nhau. Và chừng như con Nhàn và thằng Ti đều cảm thông cái cười ấy nên chúng nó không ngần ngại đến gần người lạ. Ông ta đưa bàn tay vuốt ve khoảng không phía dưới cái cằm lún phún râu, cười xuề xòa:
- Cứ gọi bác là… bác Bảy đi, hay… ông tiên cũng được. Xem này, râu ông tiên đã dài rồi đây! Con của ông tiên cũng lớn lắm rồi, cao bằng ngần này, ngần này nè!
Ba đứa nhỏ ré lên cười khi người đàn ông đứng nhón chân lên sờ tay tận cái kệ sách cao. Thằng Ti bắt chuyện:
- Con ông tiên cao thế, sao ông tiên lùn vậy?
- Ấy ậy, ông tiên già rồi!
Hội vui lây với người lạ và các em. Hội chạy đi rót cho ông tiên một ly nước trà đầy. Dù ông là ai đi nữa, Hội đoán ông nhất định phải là người vừa đi một đoạn đường xa, nên chắc phải mệt lắm. Người lạ - không, bác Bảy – vui vẻ uống nước, và… xin ly nữa.
“Bác Bảy” cứ nói những câu dở khùng dở tỉnh nhưng vô hại, khiến chị em Hội cười quên thôi. Hội không ngờ những tiếng cười vui vẻ lại đến với mái gia đình nhỏ bé và thiếu thốn của mình một cách dễ dàng thế. Những đứa trẻ không bao giờ thắc mắc về lai lịch của người lớn – nhất là kẻ lạ - nên chẳng cần đặt ra câu hỏi “ông là ai” nữa. Con Nhàn và thằng Ti quấn quít bên “bác Bảy” đòi kể chuyện, như thể đã lâu lắm không được nghe một câu chuyện nào. “Bác Bảy” chiều ý chúng như chiều hai đứa cháu ruột rà. Thằng Long không còn giữ vẻ mặt trịnh trọng thường lệ, mà ngồi chống cằm nghe chuyện, ra điều thích thú lắm. Còn Hội, Hội không biết làm gì. Mà thật, Hội không hiểu “bác Bảy” này đang cần gì, muốn gì nữa…
- Má tụi cháu mới mất cách nay hai tháng. Má cháu còn trẻ lắm, bác cứ xem số tuổi của cháu thì đoán được má cháu trẻ đến đâu. Nhưng má cháu khổ cực lắm, mà lại hay bệnh hoạn nữa, nên má cháu bỏ tụi cháu mà đi. Ba tụi cháu lưu lạc bên Căm-bốt chưa thấy về. Hồi ba cháu đi, em Ti còn trong bụng mẹ. Vậy là đã năm năm rồi bác. Kìa, ảnh của ba cháu đó bác! Ba cháu hiền ghê chưa? Không biết ba cháu làm gì ở bển, mà không viết thư về. Má cháu mất, tụi cháu cũng không biết làm cách nào cho ba cháu hay. Vậy là tụi cháu kể như mồ côi. Tụi cháu sống nhờ chị Hội. Bác thấy hông, chị Hội mới mười sáu tuổi mà trông già giặn ghê, há bác!
- Chị Hội mần gì để nuôi các cháu?
- Chị cháu làm trong Hội Nhi đồng Tin Lành. Chị cháu dịch thư, lo việc trao đổi hình ảnh cho trẻ em trong hội. Nhờ vậy, chúng cháu không lo đói, mà lúc nào cũng có những người lớn để tâm, giúp đỡ chúng cháu.
- Chị Hội cháu giỏi lắm. Và bác có lời khen phục ba má cháu và các cháu đã có một đời sống tôn giáo cao cả. Dù là đạo gì đi nữa, mình phải có một đức tin để sống phải không cháu?
- Má cháu cũng vẫn thường nói thế. Chị Hội ham học lắm bác. Chị ấy học sinh ngữ một mình, nên mới có thể dịch thư trôi chảy. Tụi cháu học trường công, còn cu Ti chưa đi học.
- Má mất, các cháu có nhớ không?
- Nhớ ghê lắm, bác ạ. Và buồn nữa. Nhưng tụi cháu vẫn nghĩ rằng má cháu luôn luôn ở trong ngôi nhà này với tụi cháu. Với lại, còn ba cháu nữa, thế nào ba cháu cũng về với tụi cháu.
- Bác phục chị Hội cháu, bác phục cháu, tất cả các cháu. Bác không ngờ bác được gặp một gia đình trẻ thơ mà cao quý thế nầy. Chị Hội cháu có tinh thần tự lập, các cháu không hư đốn, bác mến lắm!
- Hồi má cháu mất, hàng xóm ai cũng lo ngại cho tụi cháu. Bà con tụi cháu cũng đông. Nhưng họ bàn việc đưa tụi cháu vào cô nhi viện. Chị Hội cháu nhất định che chở tụi cháu, đòi ở yên trong căn nhà này, chờ ba cháu về. Và tụi cháu đã chứng tỏ cho mọi người biết rằng tụi cháu tự lập được. Thỉnh thoảng cảnh sát có đến nhà. Họ ngạc nhiên ghê lắm, bác.
- Cảnh sát… có xét nhà hở cháu?
- Dạ, họ chỉ hỏi thăm thôi. Nhưng lâu lắm mới có một lần.
“Bác Bảy” xoay xoay ly nước trà trong tay. Thằng Long ngồi một bên bác, đôi mắt trở nên đăm chiêu sau cặp kính cận nhỏ bé. Cả hai người đều lặng im sau câu chuyện hơi dài. Hội đi làm chưa về. Con Nhàn và thằng Ti đang chơi rải gianh với bọn trẻ ngoài sân.
- Chị Hội mần gì để nuôi các cháu?
- Chị cháu làm trong Hội Nhi đồng Tin Lành. Chị cháu dịch thư, lo việc trao đổi hình ảnh cho trẻ em trong hội. Nhờ vậy, chúng cháu không lo đói, mà lúc nào cũng có những người lớn để tâm, giúp đỡ chúng cháu.
- Chị Hội cháu giỏi lắm. Và bác có lời khen phục ba má cháu và các cháu đã có một đời sống tôn giáo cao cả. Dù là đạo gì đi nữa, mình phải có một đức tin để sống phải không cháu?
- Má cháu cũng vẫn thường nói thế. Chị Hội ham học lắm bác. Chị ấy học sinh ngữ một mình, nên mới có thể dịch thư trôi chảy. Tụi cháu học trường công, còn cu Ti chưa đi học.
- Má mất, các cháu có nhớ không?
- Nhớ ghê lắm, bác ạ. Và buồn nữa. Nhưng tụi cháu vẫn nghĩ rằng má cháu luôn luôn ở trong ngôi nhà này với tụi cháu. Với lại, còn ba cháu nữa, thế nào ba cháu cũng về với tụi cháu.
- Bác phục chị Hội cháu, bác phục cháu, tất cả các cháu. Bác không ngờ bác được gặp một gia đình trẻ thơ mà cao quý thế nầy. Chị Hội cháu có tinh thần tự lập, các cháu không hư đốn, bác mến lắm!
- Hồi má cháu mất, hàng xóm ai cũng lo ngại cho tụi cháu. Bà con tụi cháu cũng đông. Nhưng họ bàn việc đưa tụi cháu vào cô nhi viện. Chị Hội cháu nhất định che chở tụi cháu, đòi ở yên trong căn nhà này, chờ ba cháu về. Và tụi cháu đã chứng tỏ cho mọi người biết rằng tụi cháu tự lập được. Thỉnh thoảng cảnh sát có đến nhà. Họ ngạc nhiên ghê lắm, bác.
- Cảnh sát… có xét nhà hở cháu?
- Dạ, họ chỉ hỏi thăm thôi. Nhưng lâu lắm mới có một lần.
“Bác Bảy” xoay xoay ly nước trà trong tay. Thằng Long ngồi một bên bác, đôi mắt trở nên đăm chiêu sau cặp kính cận nhỏ bé. Cả hai người đều lặng im sau câu chuyện hơi dài. Hội đi làm chưa về. Con Nhàn và thằng Ti đang chơi rải gianh với bọn trẻ ngoài sân.
“Bác Bảy” trở thành người thân trong gia đình Hội. “Người khùng vui tính” đêm đó, sau khi kể những câu chuyện thần tiên, đã mở lời xin ngủ nhờ trên chiếc ghế bố ngoài sân. Chị em Hội không từ chối. Bác đã ngủ ở đó. Và sáng hôm sau, thằng Ti cứ nằng nặc đòi “bác Bảy” ở lại chơi với nó. “Bác Bảy” lại kể chuyện, lại vác Ti lên vai. Bác không làm chị em Hội e sợ một chút gì, hình như nhờ đôi mắt rất hiền của bác.
Và, sau khi bàn riêng với Long rất lâu, Hội đã ngỏ lời mời “bác Bảy” ở lại với chị em mình. Thằng Ti vắng mẹ đã lâu, thèm được bồng ẵm. Nó đeo theo “bác Bảy”, thân thiết như con ruột của bác. Bác Bảy ăn rất ít, chỉ khoái uống nước trà. Thỉnh thoảng bác lãnh sửa ống nước cho hàng xóm, được chút ít tiền bác lại mua quà bánh và đồ chơi cho tụi nhỏ hết. Hàng xóm ngỡ bác Bảy là bác thật của chúng nó nên không thắc mắc. Bác Bảy đôi khi nói nhiều câu ngô nghê rất buồn cười, khiến chị em Hội càng tin rằng bác đãng trí. Riêng Long, nó muốn bác Bảy là “người hiệp sĩ tung bụi đường xa”, riêng đối với nó thôi. Nhưng cũng có lúc bác Bảy ngồi yên nói chuyện rất từ tốn và có ý nghĩa như câu chuyện của bác với Long hôm nay.
Một lần, Hội thắc mắc về lai lịch của bác. Hội cố gắng gợi những hình ảnh nào quen thuộc may ra còn lại lảng vảng trong trí lự mù mờ của bác. Lúc đó, bác Bảy bỗng như xúc động ghê lắm. Bác nhíu đôi mày lại, nói như để cho một mình bác nghe:
- Bác có một người vợ, bác có một đứa con. Con bác… ờ… nó cũng dễ thương lắm chứ! Nó mủm mỉm như… thằng cu Ti vậy đó. Còn nhà của bác hả? Nhà bác mầu xanh lá cây nè, cửa sổ mầu vàng, có hoa leo đầy song. Trước hiên bác treo lủng lẳng nhiều lồng đèn hình lục lăng, bác làm đấy, để cho con bác nó nhìn. Nhà bác ở đâu? Ái chà! để bác nhớ xem… ở đâu nhỉ? Nhà bác ở… ở trong một cái hầm sỏi, một cái hầm đầy sỏi. Sỏi trắng tinh, đẹp lắm! Chẳng bao giờ bác nhìn thấy lại vợ bác, con bác. Trời ơi… tôi đã nhốt vợ con tôi trong đó rồi, trong hầm sỏi ấy…
Giọng bác chìm dần, đôi mắt bác long lanh. Nỗi băn khoăn hiện rõ trong lòng Hội. Hội không hiểu gì hết, nhưng Hội đoán rằng có một điều gì bí ẩn trong cuộc đời “bác Bảy”. Hội muốn giúp bác, nhưng không nghĩ ra được một cách nào.
- Bác có một người vợ, bác có một đứa con. Con bác… ờ… nó cũng dễ thương lắm chứ! Nó mủm mỉm như… thằng cu Ti vậy đó. Còn nhà của bác hả? Nhà bác mầu xanh lá cây nè, cửa sổ mầu vàng, có hoa leo đầy song. Trước hiên bác treo lủng lẳng nhiều lồng đèn hình lục lăng, bác làm đấy, để cho con bác nó nhìn. Nhà bác ở đâu? Ái chà! để bác nhớ xem… ở đâu nhỉ? Nhà bác ở… ở trong một cái hầm sỏi, một cái hầm đầy sỏi. Sỏi trắng tinh, đẹp lắm! Chẳng bao giờ bác nhìn thấy lại vợ bác, con bác. Trời ơi… tôi đã nhốt vợ con tôi trong đó rồi, trong hầm sỏi ấy…
Giọng bác chìm dần, đôi mắt bác long lanh. Nỗi băn khoăn hiện rõ trong lòng Hội. Hội không hiểu gì hết, nhưng Hội đoán rằng có một điều gì bí ẩn trong cuộc đời “bác Bảy”. Hội muốn giúp bác, nhưng không nghĩ ra được một cách nào.
Màu sắc rực rỡ của những ô vuông đầy bánh mứt đập vào mắt Hội. Phải mua nhiều thứ mứt cho các em ăn, nhất là con Nhàn, một cây hảo ngọt. Vả lại, Tết này có “bác Bảy” – Hội thấy vui rộn ràng khi nghĩ như vậy. Tự nhiên Hội nhớ tới câu nói vu vơ mà ngộ nghĩnh của “bác Bảy” đêm nọ - khi xuân đến bác sẽ mua cho chúng nó rất nhiều bánh mứt – Nếu bác có một đứa con, hẳn bác sẽ thương yêu nó lắm. Cũng như ba của Hội vậy. Những năm còn ba ở nhà, người hay dẫn chị em Hội đi sắm Tết. Ba chiều ý từng đứa, mua đủ thứ để bày biện trong nhà, nên những cái Tết xa xưa đó ấm áp vô cùng. Những mùa xuân kế tiếp không có ba, một mình má Hội phải lo hết. Sự thiếu hụt tiền bạc và sự bệnh hoạn thường xuyên của má Hội làm Tết nhất kém vui. Tuy đau ốm hoài, nhưng lúc nào người cũng nhắn nhủ Hội chú trọng đến đời sống tinh thần, và sau này dạy bảo cho các em như thế. Nhờ có má, Hội học chí tự lập. Khi má mất, Hội cương quyết đi làm nuôi em, không cho chúng vào cô nhi viện. Hội tin có ơn trên giúp đỡ cho gia đình bé nhỏ của chị em Hội, niềm tin đó làm tâm hồn Hội sáng ngời. Hội ngỡ rằng Tết năm nay một mình Hội sẽ thay mẹ dắt các em đi sắm những chiếc áo mới đơn sơ, một mình Hội sẽ chưng dọn lại nhà cửa, một mình Hội sẽ đi mua hoa hồng để bày trên bàn ăn – và trong bình hoa cho bàn thờ má Hội.
Nhưng không, Tết này có “bác Bảy”, người bác ngẫu nhiên của chị em Hội. Bác đến, rồi ở đó, như một “hiệp sĩ tung bụi đường xa” ghé nhà trọ bên đường, hay thơ mộng hơn, như một “ông tiên” đến thăm lũ trẻ nhỏ, kể chuyện cho chúng nghe và mua cho chúng rất nhiều quà bánh. Rồi sẽ có ngày bác ra đi. Nhưng bây giờ, chị em Hội cứ xem bác như người cha từ phương xa trở về.
Hội nghĩ không cần mua mứt vội, mà muốn về bàn với “bác Bảy” xem nên mua những thứ gì. Còn ngay bây giờ, Hội phải làm cho xong công việc: mang một giỏ quà của một người mẹ nuôi ngoại quốc đến trao cho một đứa bé trong Hội Nhi đồng. Theo địa chỉ, Hội tìm ra một ngõ hẻm. Ngõ này rộng nhưng hơi lầy lội vì chiếc máy nước công cộng đặt ngay ở đầu hẻm. Hội đạp xe len lỏi qua đám trẻ tụ tập quanh vòi nước, mỗi đứa cầm một cái gáo vừa tắm vừa hất nước vào nhau, đùa giỡn. Hội còn đang dáo dác tìm số nhà, thì một người đàn ông đến gần lên tiếng hỏi:
- Cô tìm nhà ai?
Hội đưa mảnh giấy ghi địa chỉ ra. Người nọ chắc lưỡi:
- Số này ở tuốt trong xa. Cô đi thẳng vô tận cuối ngõ kia, qua đó là xóm Hầm Sỏi, sẽ tìm thấy nhà.
Hai tiếng “Hầm Sỏi” lọt vào tai Hội nghe như quen thuộc lắm nhưng Hội không nhớ đã nghe nó hồi nào. Tự nhiên, không suy nghĩ, Hội cám ơn người đàn ông và đi sâu vào xóm trong. Nhà cửa san sát bên nhau, cao thấp không đều. Có những mái nhà lụp xụp nép bên ngôi nhà lầu đúc kiêu sa.Trẻ con chơi đầy đường, tiếng cười đùa náo nhiệt không át được nỗi băn khoăn trong lòng Hội.
- Cô tìm nhà ai?
Hội đưa mảnh giấy ghi địa chỉ ra. Người nọ chắc lưỡi:
- Số này ở tuốt trong xa. Cô đi thẳng vô tận cuối ngõ kia, qua đó là xóm Hầm Sỏi, sẽ tìm thấy nhà.
Hai tiếng “Hầm Sỏi” lọt vào tai Hội nghe như quen thuộc lắm nhưng Hội không nhớ đã nghe nó hồi nào. Tự nhiên, không suy nghĩ, Hội cám ơn người đàn ông và đi sâu vào xóm trong. Nhà cửa san sát bên nhau, cao thấp không đều. Có những mái nhà lụp xụp nép bên ngôi nhà lầu đúc kiêu sa.Trẻ con chơi đầy đường, tiếng cười đùa náo nhiệt không át được nỗi băn khoăn trong lòng Hội.
Và Hội đứng sững trước một căn nhà. Căn nhà bằng gỗ sơn màu xanh lá cây. Hai khung cửa sổ màu vàng khiến Hội thấy rõ những dây leo trên các chấn song, nhưng lá và hoa thì đã héo úa. Cửa lớn đóng kín mít. Hội giật mình khi nhìn lên mái hiên: những chiếc lồng đèn be bé hình lục lăng đủ màu treo thành một hàng. Căn nhà im lìm và ủ rủ, không một bóng trẻ, không một tiếng nói. Hội thấy xót xa trong lòng. Đúng đây là căn nhà của “bác Bảy”!!!
- Cô tìm ai ở đây?
Một người cảnh sát đến gần Hội, vừa hỏi vừa đưa mắt dò xét. Hội hơi ngạc nhiên, nhưng vẫn cứ hỏi:
- Xin lỗi thầy, nhà này của ai vậy thầy?
- Nhà của bà Vạn, nhưng đã bị niêm phong rồi. Cô muốn hỏi bà ấy à?
Hội gật đầu đại. Người cảnh sát lắc đầu:
- Bà ấy chết rồi!
- Chết??? Vì sao vậy thầy?
- Chồng bà ấy giết. Nhưng hắn ta bỏ trốn rồi.
Hội tròn xoe mắt, lắp bắp:
- Có phải… ông ấy… bị khùng không thầy?
- Đúng rồi, sao cô biết?
Hội nói không suy nghĩ:
- Tôi biết. Tôi biết ông ấy. Bác Bảy đó mà! Không, chẳng lẽ… Thưa thầy, ông ấy có một đứa con hở thầy?
- Đúng như vậy. Này, tôi hỏi lại, sao cô biết rõ thế?
- Tôi… Trời ơi!... Là “bác Bảy” sao?
Hội choáng váng ôm lấy đầu. Cánh tay Hội bỗng nhiên bị người cảnh sát nắm chặt. Người ấy kéo dài cây ăng-ten nơi chiếc máy truyền tin đặt trên bờ tường, nói rất nhanh những lời gì Hội nghe không kịp. Hội không thể phân trần gì hơn nữa…
Một người cảnh sát đến gần Hội, vừa hỏi vừa đưa mắt dò xét. Hội hơi ngạc nhiên, nhưng vẫn cứ hỏi:
- Xin lỗi thầy, nhà này của ai vậy thầy?
- Nhà của bà Vạn, nhưng đã bị niêm phong rồi. Cô muốn hỏi bà ấy à?
Hội gật đầu đại. Người cảnh sát lắc đầu:
- Bà ấy chết rồi!
- Chết??? Vì sao vậy thầy?
- Chồng bà ấy giết. Nhưng hắn ta bỏ trốn rồi.
Hội tròn xoe mắt, lắp bắp:
- Có phải… ông ấy… bị khùng không thầy?
- Đúng rồi, sao cô biết?
Hội nói không suy nghĩ:
- Tôi biết. Tôi biết ông ấy. Bác Bảy đó mà! Không, chẳng lẽ… Thưa thầy, ông ấy có một đứa con hở thầy?
- Đúng như vậy. Này, tôi hỏi lại, sao cô biết rõ thế?
- Tôi… Trời ơi!... Là “bác Bảy” sao?
Hội choáng váng ôm lấy đầu. Cánh tay Hội bỗng nhiên bị người cảnh sát nắm chặt. Người ấy kéo dài cây ăng-ten nơi chiếc máy truyền tin đặt trên bờ tường, nói rất nhanh những lời gì Hội nghe không kịp. Hội không thể phân trần gì hơn nữa…
- Bác đã giết vợ bác. Mọi người đều lầm, các cháu ạ! Bác đã lầm vì bác không ngờ người vợ mà bác yêu thương lại có can đảm tống cổ bác vào nhà thương điên, chỉ vì bác thất nghiệp. Bác tưởng căn nhà thơ mộng của bác giữ được vợ con bác và hạnh phúc gia đình bác. Nhưng không, vợ bác không thích lý tưởng như bác. Bác thích sống đời nghệ sĩ, nhưng bác bị giam trong thế giới của người mất trí. Bác trở thành người khùng thật các cháu à! Khi trốn về nhà, bác thấy căn nhà màu xanh của bác tang thương quá! Thằng con của bác, không được ai săn sóc, nó té xuống giếng chết từ lâu. Vợ của bác sống sa đọa. Bác đã… giết bà ta. Mọi người đều lầm, vì con người hiền hậu như bác mà lại có can đảm giết vợ cơ à? Bác đã làm như một người điên khùng. Bác… chỉ ân hận có một điều, là bác đã nói dối các cháu ngay khi bước vào căn nhà này, sau mấy ngày trời đi lang thang lẩn trốn. Bác chả là hiệp sĩ, chả là ông tiên gì hết. Bác khi tỉnh khi khùng. Tâm trí bác xáo trộn từ ngày vào nhà thương điên, và lại xáo trộn hơn từ ngày về nhà. Nhà của bác đẹp lắm, khi nào đi ngang đó Hội nhớ ghé qua thăm nghen! Ở xóm Hầm Sỏi đó cháu, bác đã nhớ ra rồi, xóm Hầm Sỏi…
“Bác Bảy” nói một hơi không nghỉ. Đôi mắt bác vẫn hiền từ nhìn chị em Hội. Bác không lộ một tình cảm nào đối với những người cảnh sát đang đứng bao quanh. Bây giờ lai lịch của bác không còn bí ẩn nữa. Hội đưa tay quẹt nước mắt, chợt thấy trên kệ sách có hộp mứt đầy và một chai rượu chát. Hội nghe bàng hoàng. Quà của “bác Bảy” mua về để ăn Tết với chị em Hội đó! Nhưng đôi bàn tay của người “hiệp sĩ” đã bị còng lại rồi kìa! Thằng Long mở to đôi mắt sau cặp kính cận – đôi mắt hàng ngày vẫn tinh ranh, giờ buồn rười rượi. Con Nhàn, thằng Ti không hiểu gì nhưng cũng mếu máo khi người ta chạm đến “bác Bảy”. “Bác Bảy” lần lượt hôn từng đứa rồi bảo với Hội:
- Hội cháu, đừng thấy chuyện của bác đây rồi bớt tin đời nha cháu! Má cháu dạy phải lắm, cháu tiếp tục đi! Bác mến phục đời sống của các cháu. Cám ơn các cháu đã cho bác sống những ngày rất đẹp. Các cháu ăn Tết vui nghen!
Hội òa lên khóc. Bọn trẻ nức nở theo. Thằng Long gỡ kính ra, chùi nước mắt, nghẹn ngào:
- Bác bỏ tụi cháu hở bác?
“Bác Bảy” nở nụ cười hiền từ:
- Đừng buồn, cháu! Rồi ba cháu sẽ về mà, cháu tin đi! Chẳng bao giờ các cháu thiếu tình thương đâu!
“Bác Bảy” khập khễnh đi theo mấy người cảnh sát. Thằng Ti chạy theo réo gọi:
- Bác Bảy! Bác nhớ về ăn Tết với Ti nhé!
Đôi bàn tay bị còng chung với nhau giơ lên vẫy vẫy. Chị em Hội đứng sững nhìn theo “bác Bảy” leo lên xe cảnh sát. Chiếc xe rẽ đám người bu đông đen, chạy đi cuốn tung bụi đất của ngõ xóm. Bụi bay lên mờ mờ, mang người “hiệp sĩ” đi tiếp đoạn đường xa…
“Bác Bảy” nói một hơi không nghỉ. Đôi mắt bác vẫn hiền từ nhìn chị em Hội. Bác không lộ một tình cảm nào đối với những người cảnh sát đang đứng bao quanh. Bây giờ lai lịch của bác không còn bí ẩn nữa. Hội đưa tay quẹt nước mắt, chợt thấy trên kệ sách có hộp mứt đầy và một chai rượu chát. Hội nghe bàng hoàng. Quà của “bác Bảy” mua về để ăn Tết với chị em Hội đó! Nhưng đôi bàn tay của người “hiệp sĩ” đã bị còng lại rồi kìa! Thằng Long mở to đôi mắt sau cặp kính cận – đôi mắt hàng ngày vẫn tinh ranh, giờ buồn rười rượi. Con Nhàn, thằng Ti không hiểu gì nhưng cũng mếu máo khi người ta chạm đến “bác Bảy”. “Bác Bảy” lần lượt hôn từng đứa rồi bảo với Hội:
- Hội cháu, đừng thấy chuyện của bác đây rồi bớt tin đời nha cháu! Má cháu dạy phải lắm, cháu tiếp tục đi! Bác mến phục đời sống của các cháu. Cám ơn các cháu đã cho bác sống những ngày rất đẹp. Các cháu ăn Tết vui nghen!
Hội òa lên khóc. Bọn trẻ nức nở theo. Thằng Long gỡ kính ra, chùi nước mắt, nghẹn ngào:
- Bác bỏ tụi cháu hở bác?
“Bác Bảy” nở nụ cười hiền từ:
- Đừng buồn, cháu! Rồi ba cháu sẽ về mà, cháu tin đi! Chẳng bao giờ các cháu thiếu tình thương đâu!
“Bác Bảy” khập khễnh đi theo mấy người cảnh sát. Thằng Ti chạy theo réo gọi:
- Bác Bảy! Bác nhớ về ăn Tết với Ti nhé!
Đôi bàn tay bị còng chung với nhau giơ lên vẫy vẫy. Chị em Hội đứng sững nhìn theo “bác Bảy” leo lên xe cảnh sát. Chiếc xe rẽ đám người bu đông đen, chạy đi cuốn tung bụi đất của ngõ xóm. Bụi bay lên mờ mờ, mang người “hiệp sĩ” đi tiếp đoạn đường xa…
Cam Li Nguyễn Thị Mỹ Thanh
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét