Thứ Sáu, 11 tháng 10, 2013

Chùa Côn Sơn - PHAY VAN


Những trang dưới đây do anh Đinh Thanh Nguyện gởi, lấy trong sách Quốc Sử lớp Nhì. Câu chuyện Nguyễn Trãi theo tiễn chân cha là Nguyễn Phi Khanh tới tận ải Nam quan, rồi gạt lệ quay về lo trả thù cho cha, rửa hận cho nước ngày nay ít được (có khi vì người ta ngại phương hại đến 4 tốt 16 chữ vàng) nhắc đến.
Nguyen Trai 1
Nguyen Trai 2
Nguyen Trai 3
1. Chùa Côn Sơn:
Chùa Côn Sơn nằm dưới chân núi Côn Sơn, thuộc huyện Chí Linh tỉnh Hải Dương. Chùa có từ thời Trần (có truyền thuyết cho rằng chùa có từ thời Đinh). Theo tài liệu, vào năm 1304 nhà sư Pháp Loa cho xây dựng một ngôi chùa nhỏ tại đây gọi là Kỳ Lân. Đến năm 1329 chùa được xây dựng lại khang trang hơn, trở thành Côn Sơn Thiên Tư Phúc Tự – nghĩa là chùa được trời ban cho phước lành – do nhà sư Huyền Quang trụ trì.
Tương truyền núi Côn Sơn là nơi hun gỗ làm than và tại đây đã từng diễn ra trận hoả công hun giặc, dẹp loạn 12 sứ quân của Đinh Bộ Lĩnh năm 968. Vì thế ngoài tên gọi Côn Sơn, núi còn có tên là Kỳ Lân hay núi Hun. Chùa “Thiên Tư Phúc Tự” trong dân gian quen gọi theo tên núi là chùa Côn Sơn hay còn gọi là Chùa Hun.
Ngoài Đức Phật, chùa cũng thờ vua Trần Nhân Tông, Thiền sư Pháp Loa và Thiền sư Huyền Quang. Hiện nay chùa Côn Sơn còn nhiều cổ vật giá trị, đó là những pho tượng Phật từ thời Lê cao tới 3 mét.
???????????????????????????????
.
Sân chùa có 4 nhà bia. Mỗi tấm bia đều nằm trên lưng một con rùa.
Đây là bia Thanh Hư Động, nơi lưu lại bút tích vua Trần Duệ Tông khi nhà vua về thăm Côn Sơn năm 1373:
1

.
Giếng Ngọc nằm ở lưng chừng núi, phía sau ngôi chùa. Du khách có thể thấy những tờ giấy bạc mệnh giá nhỏ ghim đầy lư hương:
2
.
Múc nước giếng rửa mặt cầu may:
3
.
Tiền được thả đầy mặt giếng:
4
.
2. Đền thờ Nguyễn Trãi:
Gần thượng nguồn suối Côn Sơn là đền thờ Trần Nguyên Đán – ông ngoại của Nguyễn Trãi. Ở lưng chừng núi là đền thờ Trần Nguyên Hãn và dưới cùng là nơi thờ Nguyễn Trãi (1380 – 1442).
Sau những năm tham gia triều chính, Nguyễn Trãi lui về Côn Sơn – cũng là quê ngoại của ông – và sống cuộc đời ẩn dật. Bài Côn Sơn Ca được ông sáng tác trong giai đoạn này:
Côn Sơn có khe,
Tiếng nước chảy rì rầm.
Ta lấy làm đàn cầm.
Côn Sơn có đá,
Mưa xối rêu xanh đậm,
Ta lấy làm chiếu thảm.
Trên núi có thông,
Muôn dặm rờn rơn biếc một vùng,
Ta tha hồ ngơi nghỉ ở trong.
Trong rừng có trúc,
Nghìn mẫu in biếc lục,
Ta tha hồ ca ngâm bên gốc.
Ngươi sao còn chửa về đi!
Nửa đời bụi bặm hoài lăn lóc,
Muôn chung, chín đỉnh có làm gì?
Nước lã, cơm rau miễn tri túc,
Ngươi chẳng thấy Ðổng Trác ngọc vàng chất đầy nhà?
Nguyên Tải hồ tiêu tám trăm hộc?
Lại chẳng thấy Bá Di với Thúc Tề?
Thú Dương chết đói không ăn thóc?
Hiền ngu dù chẳng giống nhau đâu,
Cũng đều muốn thoả lòng sở dục.
Người đời trong trăm năm,
Rốt cuộc như thảo mộc.
Vui buồn lo sướng đổi thay nhau,
Một tươi một héo vẫn tương tục.
Cồn hoang lầu đẹp cũng ngẫu nhiên,
Chết rồi ai vinh với ai nhục?
Nhân gian nếu còn bọn Sào Do,
Khuyên hãy nghe ta ca một khúc.
(Bản dịch của nhóm Đào Duy Anh)
.
Đường lên núi Côn Sơn, nơi có “Bàn Cờ Tiên” trên đỉnh:
11
.
12
.
Đền thờ Nguyễn Trãi được khởi công xây dựng lại vào tháng 12 năm 2000, trên khu đất rộng gần mười ngàn mét vuông tại chân núi Ngũ Nhạc, thuộc khu vực Thanh Hư Động. Phía bên phải là dòng suối Côn Sơn.
5
.
6
.
7
.
8
.
Chuyện kể rằng khi Nguyễn Trãi từ biệt cha là Nguyễn Phi Khanh ở ải Nam Quan (nay đã rơi vào tay Trung Cộng), lúc trở về đi ngang qua cửa biển Bạch Đằng – nơi ghi dấu hai cuộc đại thắng quân Tàu bằng cọc nhọn chôn đáy sông – ông cảm tác bài Quan Hải, ngụ ý nói về việc Hồ Quý Ly chống giặc Tàu giỏi nhưng không được lòng dân nên cuối cùng phải thất bại. Bản dịch của Hưởng Triều như sau:
Đóng cửa bể
Lớp lớp cọc ngăn giữa sóng nhồi,
Thêm ngầm dây sắt- uổng công thôi.
Lật thuyền, thấm thía: dân như nước,
Cậy hiểm mong manh: mệnh ở trời.
Họa phúc có nguồn, đâu bỗng chốc?
Anh hùng để hận, dễ gì nguôi?
Xưa, nay, trời đất vô cùng ý,
Nơi sóng xanh cây khói tuyệt trời…
.
9
.
10
.
Một vài quan chức cao cấp đã mon men đến đây trồng cây, để lại bảng ghi nhớ nhằm đánh bóng tên tuổi cá nhân. Không biết họ có thấy nhục nhã khi đọc bài thơ trên?

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét