Những trang dưới đây trích trong Quốc Sử lớp Nhì do anh Đinh Thanh Nguyện gởi.
Đền Kiếp Bạc – nơi thờ Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn (1226 -1300) – nằm trên địa phận hai vùng Vạn Yên (làng Kiếp) và Dược Sơn (làng Bạc), thuộc huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Đền thờ này được xây dựng từ thế kỷ thứ 14 để tưởng niệm vị anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo – người có công lớn với đất nước và được dân gian tôn sùng là Đức Thánh Trần.
Tương truyền rằng vào thế kỷ thứ 13 tại nơi này (thời Trần gọi là Vạn Kiếp), Trần Hưng Đạo đã lập căn cứ, tích trữ lương thực, huấn luyện quân sĩ trong các cuộc kháng chiến chống quân Nguyên. Đây cũng là nơi Trần Hưng Đạo lui về nghỉ ngơi lúc tuổi già.
Cổng đền nhìn từ bên ngoài:
“Hưng Thiên Vô Cực”
“Trần Hưng Đạo Vương Từ”.
“Hưng Thiên Vô Cực”
“Trần Hưng Đạo Vương Từ”.
.
.
.
.
Toàn cảnh đền từ cổng vào: bên trái có một cái giếng tên là Giếng Mắt Rồng. Tương truyền mạch nước ngầm của giếng này xuất phát từ dãy núi Rồng và do Yết Kiêu khám phá.
Giếng Mắt Rồng đã bị vùi lấp qua nhiều năm. Gần đây, căn cứ vào lời kể của các bô lão thôn Dược Sơn, người ta đã cho khơi lại giếng này.
.
Đôi xương chân voi của Trần Hưng Đạo:
Theo truyền thuyết, có một con voi chiến được Dã Tượng huấn luyện, đã cùng Trần Hưng Đạo xông pha chiến trận, lập nhiều chiến công. Một lần bị sa lầy ở sông Hoá, Trần Hưng Đạo tìm mọi cách cho voi lên nhưng không được, ông đành phải để voi lại và dùng ngựa đi tiếp. Con voi nhìn theo chủ ứa nước mắt.
Người đời sau đã tìm thấy đôi xương chân voi liền dâng về đền Kiếp Bạc. Du khách khi viếng đền Kiếp Bạc đã tới xoa vào đôi xương chân voi được đặt trước bàn thờ để cầu may đến độ hai đầu xương nhẵn bóng.
.
Tượng Trần Hưng Đạo:
.
.
Sau thời kỳ triệt phá đình chùa, đập vỡ và buông sông ảnh tượng nhằm xóa sổ các tôn giáo tại miền Bắc vào những năm 1960-70, đời sống tinh thần của dân chúng hiện nay có vẻ như đang được dẫn dắt bởi một thứ tôn giáo mới nhuốm màu sắc mê tín dị đoan mà giáo chủ là đảng cộng sản.
Vào năm 2006, nhà nước Việt Nam chính thức công nhận cái gọi là “hình thức sinh hoạt tín ngưỡng lên đồng”. Những người theo tín ngưỡng lên đồng thờ Thánh Trần được gọi là “Thanh đồng”.
Trong hình dưới đây, người mặc bộ quần áo màu vàng đang lên đồng:
.
Ngoài cổng, bà cụ còm cõi ngồi bán “vàng hương” giữa trưa nắng gắt:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét