Thứ Sáu, 19 tháng 6, 2015

Quốc Văn Giáo Khoa Thư - Lớp Sơ Đẳng
























































Đến đây coi như toàn bộ sách QVGKT- Lớp Sơ Đẳng đã được post; chỉ thiếu trang bìa sau cùng. Trên trang bìa sau cũng thấy có ghi: Giá bán $5.00.
Nhân đây xin bàn thêm một chút về ấn bản của QVGKT-Lớp Sơ Đẳng tôi mượn ở thư viện.
Như chúng ta đã thấy ấn bản 1935 QVGKT-Lớp Dự Bị thường dùng các từ cổ như Nam kỳ, Trung kỳ, Bắc kỳ, Đông pháp, nước Nam v.v… thay vì Nam Việt, Trung Việt, Bắc Việt, Đông Dương, nước Việt Nam như trong ấn bản 1948 QVGKT-Lớp Dự Bị mà nhà xuất bản Văn Học đã đăng lại trong Tuyển Tập QVGKT in năm 2011.
Ấn bản của QVGKT-Lớp Sơ Đẳng tôi mượn ở thư viện không phải ấn bản năm 1948 vì còn dùng các từ cổ như Bắc kỳ (bài 67. Ông Nguyễn Văn Hiếu) thay vì Bắc Việt, Nam kỳ (bài 83. Một tấm lòng từ thiện (tiếp theo)) thay vì Nam Việt; các từ cổ như Bắc kỳ, Nam kỳ là các từ ấn bản 1935 QVGKT-Lớp Dự Bị hay dùng. Ấn bản của QVGKT-Lớp Sơ Đẳng tôi mượn ở thư viện còn dùng các từ cổ khác như Sốc Trăng (bài 82 & 83. Một tấm lòng từ thiện) thay vì Sóc Trăng, con hồ (chồn) (bài 10. Con hồ (chồn) và con gà trống) thay vì con chồn; các từ mới Sóc Trăng, con chồn là các từ dùng trong ấn bản 1948 QVGKT-Lớp Sơ Đẳng mà nhà xuất bản Văn Học đã đăng lại trong Tuyển Tập QVGKT in năm 2011.
Ấn bản của QVGKT-Lớp Sơ Đẳng tôi mượn ở thư viện không phải ấn bản năm 1935 vì có dùng một số từ mới như Đông Dương (bài 09. Người Pháp ở Đông dương) thay vì Đông pháp, Nam Việt (bài 80. Chợ Lớn) thay vì Nam kỳ; các từ mới như Đông Dương, Nam Việt là các từ dùng trong ấn bản 1948 QVGKT-Lớp Dự Bị mà nhà xuất bản Văn Học đã đăng lại trong Tuyển Tập QVGKT in năm 2011.
Cả ba sách trong bộ QVGKT tôi mượn ở thư viện đều ghi cùng một giá bán nơi trang bìa sau là: Giá bán $5.00.
Theo như đã nói ở trên, ấn bản của QVGKT-Lớp Sơ Đẳng tôi mượn ở thư viện không phải ấn bản năm 1935, cũng không phải ấn bản năm 1948. Dựa theo các ấn bản mà nhà xuất bản Trẻ đã ghi khi tái bản bộ QVGKT là các ấn bản năm 1938, 1948 và theo bác sĩ Bùi Minh Đức “còn có các ấn bản khác của hai loại sách nầy in năm 1939, 1941 và 1948” (xin xem post #1) và dựa theo bộ QVGKT tôi mượn ở thư viện đều ghi cùng một giá bán $5.00, chúng ta hy vọng là QVGKT-Lớp Sơ Đẳng tôi mượn ở thư viện là ấn bản năm 1939 hay 1941; vì giá bán quyển QVGKT-Lớp Sơ Đẳng tôi mượn ở thư viện cùng giá với các quyển QVGKT-Lớp Lớp Đồng Ấu ấn bản năm 1935 và QVGKT-Lớp Dự Bị ấn bản năm 1935, cho nên ấn bản của QVGKT-Lớp Sơ Đẳng tôi mượn ở thư viện phải quanh quẩn ở đâu đó quanh mốc thời gian là năm 1935.


Hình bìa trong của QVGKT-Lớp Sơ Đẳng, ấn bản 1938.
Nguồn: http://diendan.hocmai.vn/showthread.php?p=1699793

Qua bài tập đọc “45. Ngày giờ” - QVGKT-Lớp Đồng Ấu và dựa vào hình vẽ cuốn lịch trong hình minh họa có ghi năm 1925 chúng ta dể dàng chấp nhận QVGKT xuất bản lần đầu tiên năm 1925.
Khi họa sĩ Nam Sơn Nguyễn Văn Thọ vẽ các hình minh họa cho lần xuất bản đầu tiên, chắc chắn họa sĩ phải nghĩ đến năm xuất bản bộ sách nên mới vẽ hình tấm lịch có ghi năm 1925. 
Xin độc giả quan sát tờ lịch thật kỹ theo hình sau đây:

Dựa vào ngày 5 tháng giêng (JENVIER) năm 1925 theo dương lịch và tra theo lịch vạn niên ta có kết quả: đó là ngày thứ hai (LUNDI), nhằm ngày 11 tháng 12 (tháng chạp) năm Giáp tí (1924) theo âm lịch. Kết quả này phù hợp với ngày tháng năm âm lịch ghi trên tờ lịch với các chữ Hán. Điều này cho thấy họa sĩ Nam Sơn Nguyễn Văn Thọ vẽ tờ lịch cho hình minh họa đã dựa vào một tờ lịch thực, một tờ lịch thực của năm 1925; họa sĩ đã không vẽ đại.
Nếu sách QVGKT được xuất bản lần đầu tiên vào khoảng năm 1923 (theo Hoàng Văn Lộc) hay vào khoảng năm 1928 (theo GS Nguyễn Phú Phong) thì không có một lý do gì để giải thích vì sao họa sĩ lại vẽ năm 1925 vào cuốn lịch và họa sĩ cũng đã không có tờ lịch thực của năm 1925 để mà vẽ. Thực ra khi nói vào khoảng năm 1923 hay vào khoảng năm 1928 thì cũng gần với năm 1925; nhưng hình vẽ trên cuốn lịch cho ta thấy QVGKT được xuất bản lần đầu tiên năm 1925 là tương đối chính xác, chính xác hơn là "vào khoảng năm 1923" hay "vào khoảng năm 1928".
2. Phân biệt được các từ dùng ở miền Bắc, miền Trung và miền Nam: cho đến khi được đọc chú cước sau bài TIỂU DẪN trong QVGKT-Lớp Đồng Ấu, tôi không thấy “Tuyển tập QVGKT” của NXB Văn Học hay bất cứ website nào đăng chú cước này! Nếu không được đọc chú cước này thì chúng ta không thể nào phân biệt được các từ dùng ở miền Bắc, ở miền Trung và ở miền Nam khác nhau thế nào như các tác giả của QVGKT đã lưu ý. Các từ dùng ở miền Bắc (từ dùng trong bài học), các từ dùng ở miền Trung (từ nằm trong dấu ngoặc đơn) và từ dùng ở miền Nam (từ có số ở cuối trang hay cuối bài học); các từ đồng nghĩa dị âm này thường không nằm trong phần Giãi nghĩa cuối mỗi bài. Các từ trong phần Giãi nghĩa là các từ được giãi thích rộng hơn ra cho dể hiểu; phần Giãi nghĩa không dùng để phân biệt các từ dùng ở miền Bắc, ở miền Trung và ở miền Nam trong mỗi bài. 
3. Số bài trong bộ Quốc Văn Giáo Khoa Thư: như chúng ta đã thấy qua các posts ở trên, trọn bộ Quốc Văn Giáo Khoa Thư có tất cả 259 bài (lớp Đồng Ấu 55 bài, lớp Dự Bị 120 bài và lớp Sơ Đẳng 84 bài), không kể 34 bài dạy chữ cái và đánh vần trong QVGKT - Lớp Đồng Ấu. Nếu như QVGKT xuất bản lần đầu tiên năm 1925 như đã nêu ở trên và vì từ năm 1925 đến 1941 không có biến cố chính trị nào lớn lao (chẳng hạng như Nhật đảo chánh Pháp, đã xãy ra vào ngày 9 tháng 3/1945) nên chúng ta hy vọng số bài và nội dung các bài trong bộ QVGKT tôi mượn ở thư viện (lớp Đồng Ấu và lớp Dự Bị: ấn bản 1935 và lớp Sơ Đẳng: ấn bản 1939 hay 1941) đã phản ảnh gần đúng nhất với số bài và nội dung các bài trong bộ QVGKT xuất bản lần đầu tiên. Bộ QVGKT tôi mượn ở thư viện cũng là bộ xưa nhất và đầy đủ nhất so với các bộ QVGKT đã được tái bản trong nước hay được đăng trên các websites từ trước cho đến nay.
***
Qua nhan đề bộ sách "Quốc Văn Giáo Khoa Thư" chúng ta có thể hiểu QVGKT là sách dạy tiếng nước nhà hay sách dạy tiếng Việt. Sau khi đã đọc toàn bộ QVGKT, chắc bạn đọc cũng đã thấy rõ QVGKT không chú trọng mấy vào việc dạy tiếng Việt, mà lại chú trọng vào việc dạy "học làm người" cho các tâm hồn trẻ thơ ở tuổi mới cắp sách đến trường.
Cũng vì đặc tính nổi trội này của bộ QVGKT mà nhà sách trên mạng vinabook.com đã phân loại sách này vào loại sách học làm người!
Mong là các bài học làm người trong Quốc Văn Giáo Khoa Thư sẽ được các thế hệ 1, 2, 3… truyền đạt lại cho các thế hệ kế tiếp. Mong lắm thay!

San Jose 28 tháng 10/2011
Trực Võ

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét