Ngồi gục đầu trên bàn học, Trang miên man suy nghĩ. Từ lúc ăn cơm tối xong đến giờ đã mấy tiếng đồng hồ trôi qua rồi mà Trang có học được thêm trang Philo nào đâu! Tự nhiên sao Trang thấy khó học quá chừng Giở tập toán ra xem lại bài, cô bé cảm thấy như đầu óc bị quay cuồng bởi những công thức phức tạp, những con số chi chít. Lật những trang sách Triết ra xem lại về chương trình morale, cô bé tưởng như cả một khối chữ to tướng đang đè nặng trên đầu! Cả hai môn, môn nào cũng "chán phèo" hết. Sau cùng, Trang lôi tập Sử Địa ra học. Nói là học cho nó "nhẹ tội" chứ thật ra Trang chỉ ê a được vài trang đã cảm thấy mí mắt mình nặng như đeo chì rồi! Khiếp! Sao chúng "gắn bó" với nhau
thế không biết! Nhớ lời cô Ngọc Anh bảo hôm nọ trong lớp là khi nào thấy buồn ngủ quá chịu không nổi, không có được leo lên giường, phải có "can đảm" xuống nhà lấy khăn ướt mà lau mặt cho nó tỉnh... Trang đã định thực hành song không có đủ "can đảm" để mở cửa xuống bếp! Trang sợ ma thấy mồ đi. Hơn 10 giờ rồi còn gì, đi có một mình Trang run lắm, hơn nữa tối nay trời lại lạnh hơn mọi hôm nữa, làm sao Trang dám mò ra phi để múc nước nhỉ? Cô bé đành ngồi chết dí trên ghế, cố chống chọi với cơn buồn ngủ bằng cách lôi trong ngăn ra một quả xoài (cỡ nhỏ thôi!) chín vàng, lấy dao gọt vỏ ăn một mình thật ngon lành! Giờ này mà ai vào thì phải biết! Rõ là đang ăn vụng không chối cãi vào đâu được nữa. Mẹ hay bảo "Con Trang là chúa tham ăn trong nhà đấy! Cái gì cũng đòi ăn, mà ăn bao nhiêu cũng không xuể. Khiếp! Sao bé người mà lại ăn tợn thế không biết...". Mẹ nói đúng sự thật quá rồi còn gì nữa. Trang chỉ biết cười trừ thôi. Còn anh Cương thì nhìn vào nút ruồi trong lòng bàn tay Trang – chỗ cuối đốt ngón giữa – mà tuyên chiến : "Con Trang là nữ hoàng ăn vụng đấy! Không tin cứ bảo nàng ta chìa bàn tay ra cho mà xem. Hôm nọ anh thấy cô bé đang "rình mò" gì dưới bếp chả biết, một lúc sau anh đợi lúc thật bất ngờ, xông vào bắt quả tang cô bé đang xơi... mực nướng! Đến hôm nay thì cô bé "mọc râu" rồi đấy, chết chưa?..." Nghĩ lại lúc đó Trang tức anh Cương quá chừng. Trang "xì nẹc" quá, bèn gân cổ lên cãi : "Xí! Nói xạo không có sách vở làm chứng như thế ai mà thèm tin! Chứ không phải khi ấy anh thèm quá, anh nằn nì : "Nè Trang, cho anh "ké" với, mai mốt anh dắt đi ăn kem", người ta không chịu rồi bi giờ anh bịa chuyện hở?". Muốn kéo thêm đồng minh, Trang quay qua phía Quang – mà cả nhà vẫn thường gọi với hỗn danh Tướng Chuột hay Quang Chuột cũng thế – nháy mắt với cu cậu : "Phải thế không Quang? Chị em mình mờ! Anh Cương xạo quá hỉ!" Trong lúc đó, anh Cương cũng nháy mắt ra hiệu, cu Quang bí quá đành... nhe răng sún : "Em mô có biết, mà chị Trang ăn vụng thiệt hả?" Trang quýnh quá chừng, đang muốn độn thổ cho xong thì thật may, mẹ vô tình can thiệp thật là đúng lúc : "Cương ơi! Có ai đến tìm con kìa. Nhanh lên! Người ta chờ đấy." Trang bèn sửa lại dáng điệu, hếch cái mặt lên lấy le rồi ra lệnh : "Quang đi gọi chị Thu về cho chị nhờ xem nào! Nhà cửa bê bối thế này, ba mà về là cả lũ được nghe "văn tế" cho mà xem" Còn bao nhiêu lần anh Cương phá Trang như vậy nữa, có mặt anh Hùng anh cũng chẳng ngán, nhưng bây giờ thì... Trang buồn ơi là buồn! Lên đây học mấy năm rồi, Trang quen dần nếp sống xa nhà và cứ tưởng rằng mình "chai đá" và "khô cằn" hơn dạo xưa nhiều, thế mà vẫn cứ có những lần Trang buồn bã, nhớ nhà đến rơi nước mắt. Trang ở nhà bà con họ ngoại. Những buổi sáng ăn điểm tâm qua loa rồi đi học. Trang nhớ mẹ thật nhiều. Ở nhà mẹ biết Trang khó tính nên sáng nào cũng kêu chị bán bún bò quen thuộc đến chờ Trang trước ngõ. Những buổi trưa tan trường Trang về đến nhà mà nghĩ thương ba quá đỗi. Ba làm việc mệt nhọc đâu có được ăn xong rồi lại nằm dài ra như Trang nhỉ?... Trang nhớ nhiều lắm, nhớ đủ mọi thứ cả, từ những gì Trang ghét nhất đến những điều mà Trang thương nhất. Bây giờ có muốn cũng chả còn ai mắng yêu "Cô hư lắm đấy nhé! Lớn rồi mà cứ vòi mẹ hoài!" Như mẹ hay như anh Cương vẫn thường chọc Trang ở nhà : "Lớn rồi mà cứ còn ăn vụng mãi, không sợ người ta cười cho sao, cô bé?" Trang mong ngày thi đến quá chừng. Đậu rớt gì cũng mặc. Để Trang sớm "tung cánh chim tìm về tổ ấm" trong đó có đủ mặt những người quen thân thuộc của Trang. Để Trang gặp lại bạn bè, nhìn lại thành phố. Để Trang đi tắm biển, đi phơi nắng. để Trang được rảnh rỗi tập trở thành "nhà thơ kiêm văn sĩ" Để Trang muốn làm gì thì làm và nhất là... để gặp lại anh Hùng người anh họ mà Trang thương nhất. Hơn nửa năm rồi không gặp anh, chắc lúc Trang về anh ngỡ ngàng và ngạc nhiên ghê lắm. Chả biết anh có thay đổi gì hay không, nhưng Trang chắc chắn là đôi mắt anh lúc nào cũng buồn. Mai mốt về Trang sẽ kể cho anh nghe những chuyện vui buồn của Trang, sẽ "tiết lộ" cho anh biết là Trang trên này cũng làm quen được với một người có đôi mắt buồn ghê lắm. Trang sẽ phân tích cho anh hiểu vì sao Trang lại chỉ thích những cặp mắt buồn, chứa đựng những tia nhìn vừa lạnh lùng vừa tha thiết, vừa đăm chiêu lại vừa u ẩn. Trang cũng sẽ thuật lại cho ba mẹ ngày Đại Học 1-5 mà trường Trang đã được mời đi tham dự. Chao ôi! Có biết bao nhiêu là chuyện để Trang "khua môi múa mép" nhỉ! Trang sẽ chứng minh cho mọi người biết là Trang không còn bé bỏng nữa. Trang đã biết suy nghĩ rồi. Sẽ chẳng còn ai dám kí đầu Trang "bé con "lên chân" vừa thôi nhá!" Như anh Cương hay dọa dẫm Trang "coi chừng cái bướng được thưởng "cháo lươn" đó nghe không cô bé" như chị Thủy... Nghĩ đến ngày về, Trang rạo rực quá chừng. Chỉ còn vài tuần nữa là đến ngày thi. Trang vừa hồi hộp lại vừa lo lắng. Bài vở còn chất đống, chưa môn nào Trang có thể bảo đảm là mình "suya" hết! Phải chi có ai ở bên cạnh Trang để chỉ dẫn Trang học, để bắt Trang không được leo lên giường sớm quá mỗi tối nhỉ! Anh Cương viết thơ bảo đầu tháng năm này sẽ lên thăm Trang làm Trang chờ mỏi cả cổ, mòn cả mắt. Cổ Trang dài thêm được vài cm như cổ thiên nga rồi, mắt Trang khóc nhiều quá lông mi chừng như chùng hẳn xuống rồi mà vẫn chả thấy tăm hơi ai cả. Trang buồn quá đi mất : "Bây giờ Trang lại bắt đầu nhớ nhà nữa rồi đây!
thế không biết! Nhớ lời cô Ngọc Anh bảo hôm nọ trong lớp là khi nào thấy buồn ngủ quá chịu không nổi, không có được leo lên giường, phải có "can đảm" xuống nhà lấy khăn ướt mà lau mặt cho nó tỉnh... Trang đã định thực hành song không có đủ "can đảm" để mở cửa xuống bếp! Trang sợ ma thấy mồ đi. Hơn 10 giờ rồi còn gì, đi có một mình Trang run lắm, hơn nữa tối nay trời lại lạnh hơn mọi hôm nữa, làm sao Trang dám mò ra phi để múc nước nhỉ? Cô bé đành ngồi chết dí trên ghế, cố chống chọi với cơn buồn ngủ bằng cách lôi trong ngăn ra một quả xoài (cỡ nhỏ thôi!) chín vàng, lấy dao gọt vỏ ăn một mình thật ngon lành! Giờ này mà ai vào thì phải biết! Rõ là đang ăn vụng không chối cãi vào đâu được nữa. Mẹ hay bảo "Con Trang là chúa tham ăn trong nhà đấy! Cái gì cũng đòi ăn, mà ăn bao nhiêu cũng không xuể. Khiếp! Sao bé người mà lại ăn tợn thế không biết...". Mẹ nói đúng sự thật quá rồi còn gì nữa. Trang chỉ biết cười trừ thôi. Còn anh Cương thì nhìn vào nút ruồi trong lòng bàn tay Trang – chỗ cuối đốt ngón giữa – mà tuyên chiến : "Con Trang là nữ hoàng ăn vụng đấy! Không tin cứ bảo nàng ta chìa bàn tay ra cho mà xem. Hôm nọ anh thấy cô bé đang "rình mò" gì dưới bếp chả biết, một lúc sau anh đợi lúc thật bất ngờ, xông vào bắt quả tang cô bé đang xơi... mực nướng! Đến hôm nay thì cô bé "mọc râu" rồi đấy, chết chưa?..." Nghĩ lại lúc đó Trang tức anh Cương quá chừng. Trang "xì nẹc" quá, bèn gân cổ lên cãi : "Xí! Nói xạo không có sách vở làm chứng như thế ai mà thèm tin! Chứ không phải khi ấy anh thèm quá, anh nằn nì : "Nè Trang, cho anh "ké" với, mai mốt anh dắt đi ăn kem", người ta không chịu rồi bi giờ anh bịa chuyện hở?". Muốn kéo thêm đồng minh, Trang quay qua phía Quang – mà cả nhà vẫn thường gọi với hỗn danh Tướng Chuột hay Quang Chuột cũng thế – nháy mắt với cu cậu : "Phải thế không Quang? Chị em mình mờ! Anh Cương xạo quá hỉ!" Trong lúc đó, anh Cương cũng nháy mắt ra hiệu, cu Quang bí quá đành... nhe răng sún : "Em mô có biết, mà chị Trang ăn vụng thiệt hả?" Trang quýnh quá chừng, đang muốn độn thổ cho xong thì thật may, mẹ vô tình can thiệp thật là đúng lúc : "Cương ơi! Có ai đến tìm con kìa. Nhanh lên! Người ta chờ đấy." Trang bèn sửa lại dáng điệu, hếch cái mặt lên lấy le rồi ra lệnh : "Quang đi gọi chị Thu về cho chị nhờ xem nào! Nhà cửa bê bối thế này, ba mà về là cả lũ được nghe "văn tế" cho mà xem" Còn bao nhiêu lần anh Cương phá Trang như vậy nữa, có mặt anh Hùng anh cũng chẳng ngán, nhưng bây giờ thì... Trang buồn ơi là buồn! Lên đây học mấy năm rồi, Trang quen dần nếp sống xa nhà và cứ tưởng rằng mình "chai đá" và "khô cằn" hơn dạo xưa nhiều, thế mà vẫn cứ có những lần Trang buồn bã, nhớ nhà đến rơi nước mắt. Trang ở nhà bà con họ ngoại. Những buổi sáng ăn điểm tâm qua loa rồi đi học. Trang nhớ mẹ thật nhiều. Ở nhà mẹ biết Trang khó tính nên sáng nào cũng kêu chị bán bún bò quen thuộc đến chờ Trang trước ngõ. Những buổi trưa tan trường Trang về đến nhà mà nghĩ thương ba quá đỗi. Ba làm việc mệt nhọc đâu có được ăn xong rồi lại nằm dài ra như Trang nhỉ?... Trang nhớ nhiều lắm, nhớ đủ mọi thứ cả, từ những gì Trang ghét nhất đến những điều mà Trang thương nhất. Bây giờ có muốn cũng chả còn ai mắng yêu "Cô hư lắm đấy nhé! Lớn rồi mà cứ vòi mẹ hoài!" Như mẹ hay như anh Cương vẫn thường chọc Trang ở nhà : "Lớn rồi mà cứ còn ăn vụng mãi, không sợ người ta cười cho sao, cô bé?" Trang mong ngày thi đến quá chừng. Đậu rớt gì cũng mặc. Để Trang sớm "tung cánh chim tìm về tổ ấm" trong đó có đủ mặt những người quen thân thuộc của Trang. Để Trang gặp lại bạn bè, nhìn lại thành phố. Để Trang đi tắm biển, đi phơi nắng. để Trang được rảnh rỗi tập trở thành "nhà thơ kiêm văn sĩ" Để Trang muốn làm gì thì làm và nhất là... để gặp lại anh Hùng người anh họ mà Trang thương nhất. Hơn nửa năm rồi không gặp anh, chắc lúc Trang về anh ngỡ ngàng và ngạc nhiên ghê lắm. Chả biết anh có thay đổi gì hay không, nhưng Trang chắc chắn là đôi mắt anh lúc nào cũng buồn. Mai mốt về Trang sẽ kể cho anh nghe những chuyện vui buồn của Trang, sẽ "tiết lộ" cho anh biết là Trang trên này cũng làm quen được với một người có đôi mắt buồn ghê lắm. Trang sẽ phân tích cho anh hiểu vì sao Trang lại chỉ thích những cặp mắt buồn, chứa đựng những tia nhìn vừa lạnh lùng vừa tha thiết, vừa đăm chiêu lại vừa u ẩn. Trang cũng sẽ thuật lại cho ba mẹ ngày Đại Học 1-5 mà trường Trang đã được mời đi tham dự. Chao ôi! Có biết bao nhiêu là chuyện để Trang "khua môi múa mép" nhỉ! Trang sẽ chứng minh cho mọi người biết là Trang không còn bé bỏng nữa. Trang đã biết suy nghĩ rồi. Sẽ chẳng còn ai dám kí đầu Trang "bé con "lên chân" vừa thôi nhá!" Như anh Cương hay dọa dẫm Trang "coi chừng cái bướng được thưởng "cháo lươn" đó nghe không cô bé" như chị Thủy... Nghĩ đến ngày về, Trang rạo rực quá chừng. Chỉ còn vài tuần nữa là đến ngày thi. Trang vừa hồi hộp lại vừa lo lắng. Bài vở còn chất đống, chưa môn nào Trang có thể bảo đảm là mình "suya" hết! Phải chi có ai ở bên cạnh Trang để chỉ dẫn Trang học, để bắt Trang không được leo lên giường sớm quá mỗi tối nhỉ! Anh Cương viết thơ bảo đầu tháng năm này sẽ lên thăm Trang làm Trang chờ mỏi cả cổ, mòn cả mắt. Cổ Trang dài thêm được vài cm như cổ thiên nga rồi, mắt Trang khóc nhiều quá lông mi chừng như chùng hẳn xuống rồi mà vẫn chả thấy tăm hơi ai cả. Trang buồn quá đi mất : "Bây giờ Trang lại bắt đầu nhớ nhà nữa rồi đây!
Tiếng đồng hồ treo tường ngoài phòng khách ngân nga gõ nhịp. Trang lắng tai nghe, miệng lẩm nhẩm đếm. 12 giờ rồi còn gì. Sao thời giờ qua nhanh quá thế chả trách người ta bảo "thời giờ như thể tên bay". Trang vừa buồn ngủ lại vừa sợ ma quá sức. Cô bé leo lên giường, tự nhủ mình sẽ nằm một tí thôi, sau đó sẽ ngồi dậy học cho xong bài Việt sử. Nhưng, lại như bao nhiêu lần trước, chỉ năm phút sau, cô bé đã thiếp đi, giấc ngủ thanh thản và say nồng. Trong giấc mơ, Trang thấy mình thi đậu. Cả nhà lên đón cô bé, cả "đôi mắt buồn" cũng đến. Niềm vui ẩn hiện trên gương mặt già nua của ba, long lanh trong tia nhìn dịu dàng của mẹ và rộn rã trong tiếng reo mừng của lũ em nhỏ... Những khuôn mặt thân yêu ấy, Trang thấy lòng mình như mở hội. Anh Cương xoa đầu Trang, tìm chỗ "ký" một đường thật lả lướt rồi bảo :" Úi giùi ui! Cô bé giỏi quá trời đi! Để rồi anh sẽ thưởng cho cô bé một món quà "đặc biệt" bằng lòng chứ!!" Trang tinh nghịch nháy mắt một cái ra dáng đồng ý, chỉ còn "đôi mắt buồn" là đứng "im lìm không tiếng nói". Trang quay lại, đôi mắt đang nhìn Trang, chợt mỉm cười nhè nhẹ...
ĐOÀN THỊ MÂY LY
(Trích từ bán nguyệt san Tuổi Hoa số 156, ra ngày 1-7-1971)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét