Thứ Ba, 28 tháng 6, 2016

HỘI NGHỊ DIÊN HỒNG - LƯU HỮU PHƯỚC

9- Nhạc phẩm: ♪♬ ❋⊱ HỘI NGHỊ DIÊN HỒNG ⊰❋ ♪♬

HỘI NGHỊ DIÊN HỒNG (năm 1284) do Thượng hoàng Trần Thánh Tông triệu tập các vị phụ lão trong cả nước trước thềm điện Diên Hồng để trưng cầu dân ý, hỏi về chủ trương hòa hay chiến khi quân Nguyên Mông sang xâm lược Việt Nam lần thứ 2 với 1 lực lượng hùng hậu - 50 vạn từ phương Bắc tràn xuống; kết hợp với cả gần 10 vạn quân của Toa Đô từ phía Nam (Champa) đánh lên- để trả thù cho lần thất bại đầu tiên vào năm 1258. Nhiều vị bô lão một đời thân phận thấp hèn, tay bùn chân lấm, nay bỗng dưng được triều đình mời vào tận hoàng cung để bàn quốc gia đại sự, tinh thần của các vị bô lão phấn chấn khác thường và tất cả đều giơ tay thề “QUYẾT CHIẾN”.
HỘI NGHỊ DIÊN HỒNG được xem như hội nghị DÂN CHỦ đầu tiên trong lịch sử Việt Nam. Các vị phụ lão có thể coi là những đại biểu của nhân dân. Sau hội nghị, chính các phụ lão là những người truyền đạt lại chủ trương của chính quyền đến người dân.
Hai chữ DIÊN HỒNG trở thành biểu trưng cho ý chí thống nhất của một dân tộc, thể hiện sự đồng lòng nhất trí giữa nhà nước với người dân trong mối quan hệ vua-tôi, trên-dưới… HỘI NGHỊ DIÊN HỒNG cũng thể hiện sức mạnh dân tộc, biểu hiện sự “GẦN DÂN; THÂN DÂN” như một giá trị truyền thống mang ý niệm “DÂN CHỦ” sau này được xác lập trong thời kỳ lịch sử cận và hiện đại.

*** Bài hát HỘI NGHỊ DIÊN HỒNG do nhạc sĩ Lưu Hữu Phước sáng tác theo lời của Việt Tiên đã chứng minh điều đó và bài hát này ngày xưa thường được trình diễn trong các chương trình văn nghệ ở trường học dưới hình thức hợp ca hay nhạc cảnh.

• Nguồn: Internet

@ Link nghe nhạc: https://youtu.be/EM71CM2IRX8

HỌC SINH HÀNH KHÚC - LÊ THƯƠNG

1- Nhạc phẩm: ♪♬ ❋⊱ HỌC SINH HÀNH KHÚC ⊰❋ ♪♬

Bài hát HỌC SINH HÀNH KHÚC do nhạc sĩ LÊ THƯƠNG (1914-1996) - là một trong những nhạc sĩ tiêu biểu nhất cho thời kỳ tiền chiến của tân nhạc Việt Nam - sáng tác vào năm 1950. Ông cũng là tác giả của bộ 3 ca khúc Hòn vọng phu bất hủ.
Không một học sinh, sinh viên nào ngày xưa mà không biết đến và không thuộc bài HỌC SINH HÀNH KHÚC vì nó rất phổ biến, thường được hát thường xuyên trong trường học, trong những buổi sinh hoạt…
Và…như nhà văn Nguyễn Ngọc Chính đã viết trong bài “Đi học & Đi dạy” thì: 
“Khi cất tiếng hát bài hành khúc, có học trò nào mà không tự hào khi được gắn liền với những lý tưởng cao đẹp như tổ quốc, độc lập… rồi tới điệp khúc lại vinh danh học sinh bằng những hình ảnh như “mầm sống của ngày mai”, “nối chí lớn”, “sống vì giống nòi” và “liều thân vì nước, vì dân”…


Học sinh là mầm sống của ngày mai.
Nung đúc tâm hồn để nối chí lớn.
Theo các thanh niên sống vì giống nòi.
Liều thân vì nước, vì dân mà thôi.”

Lâu lâu nghe lại vẫn thấy hay như ngày nào…

@ Link nghe nhạc:


Học Sinh Hành Khúc [Lê Thương] - Ban Tuổi Xanh

Chủ Nhật, 19 tháng 6, 2016

Những Dòng Chữ Nắn Nót... - Mt. HOA

- Thưa cô!

- Chi đó, Quỳ!

- Thưa cô ba em viết vào vở bảo em mang lên đưa cho cô!

Đỡ lấy cuốn vở bài học từ tay Quỳ, tôi mở trang vở có dòng chữ của ba em, nét chữ viết thật nắn nót “Kính gởi cô giáo, tôi yêu cầu cô mỗi tháng kiểm kê quân số của em Quỳ rồibáo cáo thường xuyên định kỳ với tôi. Tôi cũng yêu cầu cô thanh tra em Quỳ đặc điểm hơn các em khác. Thân sinh em Quỳ, Đ.P.V.

Con ơi... - Mt. HOA

- Tất cả nộp vở hình học ra đầu bàn, cô sẽ kiểm soát bài vở từ đầu tháng tới nay, nhanh lên!

Khi chồng vở đã cao ngất trước mặt, tôi lặng lẽ giở từng cuốn. Đến cuốn vở của Bé, Nguyễn thị Bé, con bé viết chữ đẹp nhất lớp và học khá nhất, dưới bài hình học viết hôm qua, tôi đọc thấy những dòng chữ viết bằng bút nguyên tử, những dòng chữ của một người lớn: “Con ơi, con phải biết rằng muốn vào một căn nhà khóa kín, con phải có chìa khóa để mở ổ khóa nơi cửa căn nhà đó. Ở đây, căn nhà khóa kín cửa là những bài toán đố, mà chìa khóa để mở cửa là những công thức, vậy muốn làm được những bài toán, con phải thuộc công thức, thuộc nằm lòng những công thức mà cô giáo đã cho con ghi trong mỗi bài học. Thuộc rồi, con chắc chắn sẽ dễ dàng mở cửa những căn nhà khóa kín mà con sẽ gặp”.

Cha và Con - ĐĂNG THƯ

Đứa nhỏ lủi thủi đi sau chiếc xe, mải miết nhìn xuống bóng mình ngã nhào trên mặt đường. Cái bóng nhỏ nhoi một mình đùa rỡn. Thoạt, nó bò dài ra đằng trước, rồi vụt chạy ngược về sau. Có lúc nó thu hình cuộn dáng để nằm ngay dưới chân đứa nhỏ, nhảy nhót mấy cái rồi lại thấy nằm soãi ra trước, đùa nghịch với chân người đàn ông đang đẩy xe. Cho tới lúc những cột đèn vàng vọt bên đường đã lùi lại hết, cái bóng của nó nhập luôn vào quãng đường mịt mùng trước mặt.

Chiếc xe được đẩy quẹo sang phải. Cái đèn khí đá treo đong đưa trên xe soi xuống một phần lưng áo thun của người đàn ông nhờ nhờ trắng. Người đàn ông hơi khòm cái lưng xuống, đặt từng bước ngắn, vững chắc xuống cái vũng dưới chân om om tối, bí mật. Ông lẳng lặng đẩy xe theo một thói quen. Có lúc bánh xe cán lên vật gì đó, giật nẩy lên, những đồ nhôm trên xe khua khô khan và ánh đèn tù mù chao qua chao lại trên đầu ông. Những lúc ấy ông lại bước dài ra, tưởng chừng như cái vật nằm lẫn trong bóng tối đó, nằm ngay dưới chân.

Thứ Hai, 13 tháng 6, 2016

Trầm Theo Chinh Sử - THÁI LYNH LĂNG

Chị em nặng một lời nguyền
Phất cờ Nương Tử thay quyền tướng quân

Năm ấy toàn thể dân Giao Chỉ sống trong hòa bình, hoan lạc. Trên ngai đã có nhị vị Trưng Vương tài đức chăn dắt. Mùa đông cách mùa chiến thắng một năm (41 sau Tây lịch), nhị vị Trưng Vương vẫn còn lo lắng vì việc triều chính chưa ổn định. Hai bà còn nghe gián điệp cấp báo rằng tướng nhà Hán sắp kéo quân sang đánh báo thù. Hai con voi thả rong tự do ở kinh đô Mê Linh được tìm về gấp. Có lẽ chúng sắp sửa dự phần xông xáo vào trận mạc hiểm nguy như khi xưa.

Thật vậy! Vua Hán Quang Vũ lần này sai thượng tướng Mã Viện (tức Mã văn Uyên) thống lĩnh hai chục vạn hùng binh rong ruổi tiến về Nam. Phía trước Mã Viện còn sai hàng vạn dân phu phá rừng, mở núi cho dễ lối đi sang.

Chủ Nhật, 12 tháng 6, 2016

Về Quê - TRẦN THỊ THU

Cỏ May thích thú, chạy tung tăng trên mô đất cao chia hai thửa ruộng. Gió thổi mát rười rượi, ngược chiều với cô bé, thổi tung hai bím tóc ra đằng sau, bay bay. Bước chân Cỏ May rối rít, nhanh nhanh. Bóng của cô bé xa dần, đằng xa chỉ còn thấy màu áo đầm trắng, thấp thoáng bên sắc lúa xanh, lúa chín vàng đong đưa. Những bó rạ xếp liền nhau, nằm nghiêng ngả cạnh bờ ruộng.

Cỏ May há miệng cười vui vẻ. Giữa quãng đồng rộng, tiếng cười của cô bé được bỏ ngỏ, lan đi xa rộng mãi. Đây đó, vài bác nông phu khẽ ngừng công việc, ngẩng lên nhìn cô bé mỉm cười.

Trước mặt Cỏ May bây giờ chỉ còn lúa là lúa. Lúa chín vàng ngạo nghễ, cất cao đầu đùa với gió. Xa xa, mấy bóng cây dừa, cây cau xanh tươi chen lẫn với những mái nhà ngói đỏ thấp thoáng. Bóng của cô bé ở dưới mặt nước hơi đùng đục, xâm xấp nước của đồng không, vừa quay mặt lại mỉm cười với cô bé.

Cỏ May đã thấm mệt, dừng chân lại thở hổn hển. Chợt cô bé trông thấy cạnh đó một đứa bé trai đang ngồi thản nhiên câu cá. Cô bé nảy ra ý định làm quen, bèn mon men lại gần, nhưng chẳng biết nói gì trước hết cả, liền giả vờ ngạc nhiên hỏi:

- Ơ! Em đang làm cái gì thế hở?

Về Quê - QUANG THI



                                        Quê tôi không đẹp nguy nga
                                        Đẹp màu cổ kính, bao la cảnh tình!
                                                                 T. T. HƯƠNG


Sung sướng quá, ngày mai về quê cũ!
Sống vui đùa với những lũy tre xanh,
Với giòng sông uốn khúc đẹp êm lành;
Sung sướng quá! Ngày mai trời rực rỡ!